Ban hành Danh mục quy định về 9 loại hàng nguy hiểm
Hàng hóa nguy hiểm là hàng có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn, an ninh quốc gia.
Một vụ vận chuyển trái phép hơn 50kg thuốc nổ, 60m dây cháy chậm, hơn 150 kíp nổ . (Ảnh: TTXVN phát)
Chính phủ ban hành Nghị định số 34/2024/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa.
Nghị định nêu rõ: Hàng hóa nguy hiểm là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm khi chở trên đường bộ hoặc đường thủy nội địa có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia.
Tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hóa nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau:
Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ
Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng. Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng. Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng. Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể. Nhóm 1.5: Chất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng. Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.
Loại 2. Khí
Nhóm 2.1: Khí dễ cháy. Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại. Nhóm 2.3: Khí độc hại.
Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy
Loại 4
Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy. Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy. Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy.
Loại 5
Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa. Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ.
Loại 6
Nhóm 6.1: Chất độc. Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.
Loại 7: Chất phóng xạ
Loại 8: Chất ăn mòn
Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác
Nghị định số 34/2024/NĐ-CP cũng quy định rõ các bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm chưa được làm sạch bên trong và bên ngoài sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm cũng được coi là hàng hóa nguy hiểm tương ứng.
Bao bì, thùng chứa và việc đóng gói hàng hóa nguy hiểm trong lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) hoặc tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc quy định của pháp luật chuyên ngành tương ứng với loại hàng hóa. Bao bì, thùng chứa đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo khuyến cáo và yêu cầu của nhà sản xuất.
Trường hợp chưa có tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định của pháp luật chuyên ngành hoặc tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của quốc tế do Bộ quản lý danh mục hàng hóa nguy hiểm công bố thì phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau: Chất lượng bao bì, thùng chứa có thể chịu được va chạm và chấn động trong quá trình vận chuyển, chuyển tiếp hàng hóa giữa các phương tiện và xếp dỡ vào kho.
Bao bì, thùng chứa phải bảo đảm không làm rò rỉ chất nguy hiểm trong quá trình vận chuyển hoặc khi vận chuyển với các tác động như rung lắc, thay đổi nhiệt độ, độ ẩm và áp suất. Phía bên ngoài bao bì, thùng chứa phải bảo đảm sạch và không dính một loại hóa chất nguy hiểm nào.
Các phần của bao bì, thùng chứa có tiếp xúc với chất nguy hiểm phải bảo đảm yêu cầu không bị ảnh hưởng hay bị suy giảm chất lượng do tác động của chất nguy hiểm đóng bên trong; không làm ảnh hưởng đến thành phần, tính năng và tác dụng của hàng nguy hiểm.
Đồng thời, bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm ở dạng lỏng phải bảo đảm không bị rò rỉ hay biến dạng vì sự tăng thể tích của các chất lỏng khi thay đổi nhiệt độ; có sức chịu đựng thích hợp với áp suất từ phía bên trong sinh ra trong quá trình vận chuyển; được thử độ rò rỉ trước khi xuất xưởng.
Bao bì, thùng chứa bên trong thuộc dạng dễ bị vỡ hoặc đâm thủng như thủy tinh, sành sứ hoặc một số loại nhựa phải được chèn cố định với lớp bao bì, thùng chứa bên ngoài bằng các loại vật liệu chèn, đệm giảm chấn động thích hợp.
Bao bì, thùng chứa các chất dễ bay hơi phải bảo đảm giữ chất không bị bay hơi trong quá trình vận chuyển theo yêu cầu của nhà sản xuất. Bao bì, thùng chứa hàng nguy hiểm ở dạng hạt hay bột phải đảm bảo không bị rơi vãi trong quá trình xếp dỡ, vận chuyển./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-01-13 07:42:00
Sửa đổi quy định về đèn xanh, đèn vàng từ 2025
-
2025-01-12 13:58:00
Không được phép lái xe liên tục quá 4 giờ để bảo đảm an toàn sức khỏe tài xế
-
2024-03-29 14:28:00
Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 4/2024
Thạch Long nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân
Những chính sách nổi bật có hiệu lực trong tháng 3/2024
Như Thanh chú trọng công tác tiếp dân, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo
Những chính sách mới liên quan đến ôtô có hiệu lực từ tháng 2/2024
Đưa pháp luật đến với công nhân
Ngành tư pháp: Đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân
Hoằng Hóa chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong trường học
Đề nghị các địa phương xử lý nghiêm công trình xây dựng không đảm bảo an toàn