(Baothanhhoa.vn) - Có những người đến với nghề báo từ rất sớm. Có người đến muộn hơn. Song, mỗi người luôn mang theo những kỷ niệm. Mỗi kỷ niệm đều là sự trải nghiệm, giúp mỗi người ngày càng gắn bó và thêm yêu nghề.

Hạnh phúc của nhà báo là viết có người đọc

Có những người đến với nghề báo từ rất sớm. Có người đến muộn hơn. Song, mỗi người luôn mang theo những kỷ niệm. Mỗi kỷ niệm đều là sự trải nghiệm, giúp mỗi người ngày càng gắn bó và thêm yêu nghề.

Hạnh phúc của nhà báo là viết có người đọc

Đồng chí Trịnh Trọng Quyền, Bí thư Tỉnh ủy ký măng sét Báo Thanh Hóa tăng kỳ xuất bản từ 3 kỳ lên 4 kỳ/tuần (tháng 1-2003).

Với tôi, nghề báo đến như một nét duyên. Không nghĩ rằng là người được đào tạo từ ngành công an lại sang làm báo. Và tôi đã làm. Dù là dân “tay ngang” nhưng khi quen nghề rồi thì trở nên say nghề. Điều tâm đắc nhất trong nghề báo với tôi đấy là được đi, được nghe, được thấy, được trải nghiệm và chiêm nghiệm. Nghề báo đã cho tôi cơ hội để hiểu thêm về mình, hiểu thêm về cuộc đời; giúp tôi biết lắng nghe, tìm hiểu ngọn nguồn của sự việc, để đầu óc luôn tư duy và hành động đúng. Nghề báo vất vả, gian khổ, nhưng luôn mang lại cho tôi hạnh phúc, nhất là hiệu ứng xã hội tốt khi có những bài viết kịp thời, chính xác, đúng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, được nhiều người đón nhận.

Nếu có ai đó nói rằng, báo chí địa phương không có tính phản biện là không đúng. Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận một thực tế là chất lượng thông tin phản biện của báo chí địa phương chưa cao.

Để có những tác phẩm báo chí mang tính phản biện là không dễ. Trước hết, người viết phải có đủ bản lĩnh, năng lực trên một số lĩnh vực, một số vấn đề; đủ khả năng tìm hiểu, phân tích, so sánh, phân định đúng, sai trong từng nội dung, từng sự việc, nhất là những nội dung, lĩnh vực mang tính nhạy cảm. Chính khó khăn về tìm hiểu, khai thác thông tin, về các mối quan hệ ràng buộc... đã ít nhiều làm các nhà báo ngại thực hiện các bài viết mang tính phản biện. Nếu đem lên “bàn cân”, nhà báo sáng tạo một tác phẩm động viên, khích lệ một chiều sẽ nhàn nhã hơn nhiều khi sáng tạo một tác phẩm mang tính phản biện (dù rất đúng). Có những đồng nghiệp, khi viết bài phản biện xong là thấp thỏm đợi chờ, nghe ngóng xem huyện, ngành, tổ chức, cá nhân... phản ứng ra sao; cơ quan đánh giá, xem xét vấn đề này như thế nào. Có trường hợp sau đó phấn khởi, nhưng cũng có trường hợp sau đấy “chừa luôn với dạng bài viết này”, lo sao đủ định mức, tròn vai là ổn.

Tôi nhớ lần đi cơ sở, nghe một nông dân phàn nàn về chuyện sắp bị ngân hàng siết nợ mà thương. Tìm hiểu đến cùng sự việc, được biết, một số cán bộ ngân hàng được giao nhiệm vụ đã “bắt tay” với chi hội trưởng phụ nữ thôn, lập danh sách những hộ đủ điều kiện vay, ký khống, trình lãnh đạo thực hiện quy trình giải ngân. Tuy nhiên, phần lớn số tiền được ngân hàng giải ngân, chi hội trưởng lại vay lại của các hộ nông dân do phụ nữ làm chủ hộ, đồng thời thực hiện luôn việc trả lãi hàng tháng với ngân hàng. Sự việc chỉ được phát hiện khi chi hội trưởng kinh doanh thua lỗ, không có khả năng thanh toán cả lãi và gốc cho ngân hàng, trốn khỏi địa phương. Nhiều lá đơn của các hộ dân đã được gửi tới các cơ quan bảo vệ pháp luật. Nhưng về lý, ngân hàng vẫn là người cầm đằng cán, các hộ dân vẫn là con nợ.

Nội dung sự việc được phản ánh trên báo địa phương. Mặc dù không ghi tên thật của tác giả (chỉ lấy bút danh) và cũng không chỉ đích danh cơ quan A, cơ quan B... nhưng ngay sau khi báo phát hành, một người thân làm quản lý một ngành, gọi điện sa sả; “hình như ông viết không đúng”, “hình như ông nghe một chiều”, đồng thời không quên đe rằng “không cẩn thận hắn kiện là treo bút”.

Biết là có thể bị tấn công từ nhiều phía, nhưng với tôi, làm báo không có khái niệm “hình như”. Tất cả thông tin trong bài viết đều có sự khảo sát thực tế, chứng cứ xác đáng, chắc chắn, đa chiều. Có lẽ, những năm tháng làm nghề đã cho đôi chân đi nhiều nơi, nghe nhiều chuyện, thấy nhiều việc, tiếp xúc với nhiều người, nhiều giai tầng xã hội để có suy nghĩ nhiều chiều trước khi hành động. Chỉ một chứng cứ “vừa đủ” mà tôi có được trong quá trình làm việc cùng các bên liên quan, các cơ quan bảo vệ pháp luật... tự nhiên anh bạn tôi cũng im và vị lãnh đạo của ngân hàng nọ cũng im. Với sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền địa phương; sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, thời gian sau, toàn bộ sự việc được sáng tỏ. Tài sản Nhà nước được thu hồi, quyền lợi người dân được bảo vệ và người vi phạm cũng bị xử lý.

Cùng với sự phát triển đi lên của báo chí cả nước, quy mô, tầm vóc của Báo Thanh Hóa cũng dần lớn lên. Vai trò, chức năng ngày càng được thể hiện một cách rõ ràng, nhất là hoạt động phản biện xã hội. Đam mê với nghề, tôi luôn mong Báo Thanh Hóa ngày càng hiện đại, không chỉ thông tin nhanh chóng, khách quan, trung thực mà ngày càng đa dạng, phản ánh toàn diện, nhiều chiều tâm tư, nguyện vọng Nhân dân đối với mọi vấn đề trong đời sống xã hội.

Hà Anh Đài - Nguyên Trưởng phòng Xây dựng Đảng - Nội chính


Hà Anh Đài - Nguyên Trưởng phòng Xây dựng Đảng - Nội chính

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]