(Baothanhhoa.vn) - Thống kê từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), từ năm 2021 đến nay công tác giải quyết việc làm gắn với nâng cao thu nhập cho người lao động luôn được chính quyền các địa phương quan tâm thực hiện lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội mang lại hiệu quả tích cực.

Giải quyết việc làm, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trong tình hình mới

Thống kê từ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), từ năm 2021 đến nay công tác giải quyết việc làm gắn với nâng cao thu nhập cho người lao động luôn được chính quyền các địa phương quan tâm thực hiện lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội mang lại hiệu quả tích cực.

Giải quyết việc làm, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trong tình hình mớiCông nhân Công ty CP Thiết bị giáo dục Hồng Đức trong ca sản xuất.

Giai đoạn 2021-2023, toàn tỉnh ước tạo việc làm cho trên 185.000 lao động, đạt 64,9% kế hoạch giai đoạn 2020-2025 và bằng 56,06% so với giai đoạn 2016-2020. Bình quân mỗi năm, toàn tỉnh tạo việc làm mới cho gần 61.700 lao động, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra. Qua đó, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị từ 3,1% xuống còn 2,8%, giảm tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn từ 6,1% xuống còn 5,8%, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.

Có được kết quả trên, Thanh Hóa đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo việc làm, giải quyết việc làm cho người lao động như thông qua chính sách phát triển các thành phần kinh tế; đổi mới, sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước, phát triển kinh tế tập thể, khuyến khích kinh tế tư nhân và kinh tế hộ gia đình, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, nhiều chương trình kinh tế trọng điểm đã được tỉnh triển khai thực hiện như: Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn với các mô hình kinh tế trang trại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác và chế biến thủy, hải sản; tập huấn cho cán bộ quản lý lao động - việc làm; xây dựng và phát triển hạ tầng giao thông các khu công nghiệp, công trình trọng điểm...

Cùng với các giải pháp nêu trên, để thực hiện hiệu quả công tác giải quyết việc làm cho người lao động, các cấp, ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, Nhân dân về các chủ trương, chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, nhằm giúp người lao động tìm kiếm việc làm ổn định, tỉnh tiếp tục thực hiện kế hoạch liên kết lao động với các tỉnh, thành trong cả nước; trong đó đã ký hợp đồng với nhiều tỉnh để tuyển dụng lao động. Các đơn vị liên quan tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm, xây dựng website sàn giao dịch việc làm trực tuyến nhằm tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động. Đặc biệt, tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm cho sinh viên mới ra trường qua hình thức đến trực tiếp các trường đại học, cao đẳng trong tỉnh để gặp gỡ, tư vấn, trao đổi thông tin về nhu cầu của doanh nghiệp, đồng thời định hướng việc làm cho sinh viên mới ra trường.

Từ năm 2021 đến nay, Sở LĐ-TB&XH đã chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tổ chức 97 phiên giao dịch việc làm với gần 900 lượt doanh nghiệp, đơn vị và trên 44.200 lượt người lao động tham gia tuyển dụng. Qua đó, kết nối việc làm thành công cho trên 8.600 lao động có nhu cầu tìm việc làm trong nước, đi làm việc ở nước ngoài và học nghề. Thực hiện cung cấp thông tin về thị trường lao động, tổ chức tư vấn việc làm, xuất khẩu lao động và các chính sách liên quan cho trên 330.000 lượt người lao động; hỗ trợ giới thiệu 177 doanh nghiệp tuyển lao động trong nước và xuất khẩu lao động về phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố tuyển lao động trên địa bàn...

Cùng với đó, Sở LĐ-TB&XH tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án, tiểu dự án thuộc chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình mục tiêu quốc gia với tổng mức đầu tư từ nguồn ngân sách Trung ương đạt trên 169,41 tỷ đồng. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho 122 người lao động với số tiền được hỗ trợ là 549 triệu đồng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh các cơ sở GDNN đang tuyển sinh và đào tạo 35 mã ngành, nghề cao đẳng; 49 mã ngành, nghề trung cấp và 16 ngành, nghề trọng điểm. Giai đoạn 2021-2023, các cơ sở đào tạo nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh ước đạt tuyển sinh và đào tạo nghề cho trên 251.190 người, phấn đấu đến hết năm 2023 đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 73%, tăng 3% so với năm 2020; trong đó 29% có bằng cấp, chứng chỉ, tăng 3,9% so với năm 2020.

Ngoài các hoạt động trên, nhằm giải quyết việc làm, tăng nguồn thu ngoại tệ cho gia đình và địa phương, các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội đã phối hợp chặt chẽ và thực hiện quyết liệt chương trình đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Vì vậy, công tác xuất khẩu lao động đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh ước đưa trên 26.100 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng, riêng 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đưa được 5.612 lao động đi xuất khẩu, tăng 1,47 lần so với cùng kỳ năm trước. Tổ chức, hướng dẫn 7.330 lao động hoàn thiện hồ sơ đăng ký dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc và đăng ký dự thi tiếng Hàn lần thứ nhất năm 2023 theo chương trình EPS... Nhiều địa phương có phong trào xuất khẩu lao động tốt, đưa được nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, như: TP Thanh Hóa, các huyện Yên Định, Nông Cống, Hậu Lộc... Đặc biệt, một số huyện miền núi thực hiện có hiệu quả công tác xuất khẩu lao động nên có số người tham gia vượt chỉ tiêu so với kế hoạch như: Cẩm Thủy, Thạch Thành, Ngọc Lặc, Như Xuân.

Trưởng Phòng Lao động - Việc làm (Sở LĐ-TB&XH) Nguyễn Văn Bình cho biết: Với vai trò là quản lý Nhà nước về việc làm và thị trường lao động, thời gian tới Sở LĐ-TB&XH tiếp tục cập nhật dữ liệu, hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động, nâng cao hiệu quả kết nối cung - cầu lao động và hỗ trợ người lao động tìm kiếm việc làm phù hợp. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài; phối hợp với các cơ quan chức năng hỗ trợ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài; phòng ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về xuất khẩu lao động. Tiếp tục tham mưu rà soát, sắp xếp mạng lưới cơ sở GDNN theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối, tăng quy mô tuyển sinh và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động...

Bài và ảnh: Trần Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]