(Baothanhhoa.vn) - Nói đến Thanh Hóa là nói đến vùng đất hiếu học và anh hùng. Những con người nơi đây được lớn lên trong cái nôi của những truyền thống đó,những phẩm chất cao quý, tinh thần hiếu học, khí chất anh hùng được kết tinh từ bản lĩnh, trí tuệ của nhiều thế hệ người Thanh Hóa. Trong lịch sử chống ngoại xâm, người dân Thanh Hóa luôn kiên cường, bất khuất và mưu trí. Vì thế, vùng đất xứ Thanh “nhân kiệt” là nơi phát tích, dựng cờ nhiều cuộc khởi nghĩa. Để góp phần xây dựng hình ảnh con người Thanh Hóatrong giảng dạy chương trình TCLLCT nói chung và nội dung “Những vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin” nói riêng cần được đổi mới để học viên vừa truyền đạt được nội dung kiến thức của bài, vừa nắm tinh thần của Đại hội Đảng các cấp và liên hệ vận dụng vào điều kiện thực tiễn để làm tốt nhiệm vụ của mình đảm nhận.

Vận dụng nội dung văn kiện đại hội Đảng vào giảng dạy bộ môn Kinh tế chính trị gắn với xây dựng hình ảnh con người Thanh Hóa

Nói đến Thanh Hóa là nói đến vùng đất hiếu học và anh hùng. Những con người nơi đây được lớn lên trong cái nôi của những truyền thống đó,những phẩm chất cao quý, tinh thần hiếu học, khí chất anh hùng được kết tinh từ bản lĩnh, trí tuệ của nhiều thế hệ người Thanh Hóa. Trong lịch sử chống ngoại xâm, người dân Thanh Hóa luôn kiên cường, bất khuất và mưu trí. Vì thế, vùng đất xứ Thanh “nhân kiệt” là nơi phát tích, dựng cờ nhiều cuộc khởi nghĩa. Để góp phần xây dựng hình ảnh con người Thanh Hóatrong giảng dạy chương trình TCLLCT nói chung và nội dung “Những vấn đề cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin” nói riêng cần được đổi mới để học viên vừa truyền đạt được nội dung kiến thức của bài, vừa nắm tinh thần của Đại hội Đảng các cấp và liên hệ vận dụng vào điều kiện thực tiễn để làm tốt nhiệm vụ của mình đảm nhận.

Vận dụng nội dung văn kiện đại hội Đảng vào giảng dạy bộ môn Kinh tế chính trị gắn với xây dựng hình ảnh con người Thanh Hóa

Ảnh minh họa.

Với mục tiêu đổi mới phương pháp đào tạo bồi dưỡng ở trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa nói chung, đổi mới phương pháp giảng dạy nội dung Kinh tế chính trị nói riêng để đưa tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội các cấp gắn với nội dung xây dựng hình ảnh, con người xứ Thanh, trước tiên cần cần phải nắm tinh thần các Nghị quyết và có phương pháp phù hợp, sáng tạo để đạt được mục tiêu đó.

1.Quan điểm của Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII về phát triển con người.

Con người luôn là chủ thể, là trung tâm của mọi quá trình hoạt động kinh tế - xã hội. Mỗi quốc gia, dân tộc có phát triển được hay không thì vai trò của con người (nguồn nhân lực) đóng vai trò quyết định. Đảng ta luôn xác định tầm quan trọng của con người trong suốt quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm chăm lo xây dựng và phát huy nguồn lực con người. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước hiện nay, kế thừa các thành tựu lý luận và thực tiễn đạt được trong xây dựng và phát triển con người, Đại hội XIII của Đảng đã nêu tư tưởng chỉ đạo, nhiệm vụ, phương hướng chủ yếu về xây dựng con người Việt Nam trong điều kiện mới, nhất là phát triển nguồn lực con người trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cũng như bối cảnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Việc phát huy nhân tố con người thể hiện trên các nội dung:

Thứ nhất, coi con người là trung tâm của sự phát triển và kiên định phát triển con người Việt Nam toàn diện. Đảng ta chủ trương: “coi con người là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất và mục tiêu của sự phát triển; lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững” [1]. Đồng thời khẳng định: “mọi chính sách của Đảng, Nhà nước đều phải hướng vào nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và hạnh phúc của nhân dân”[2]; khẳng định vị trí, vai trò nguồn lực phát triển quan trọng của đất nước là khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của mỗi người dân. Do đó cần phải: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khỏe, năng lực, trình độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc”.

Thứ hai, thực hiện đồng bộ cơ chế, chính sách và coi trọng giáo dục, khoa học để con người có điều kiện phát triển toàn diện. Văn kiện của Đảng nêu rõ: “Có kế hoạch, cơ chế và giải pháp xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống dân tộc trong xây dựng con người, phát triển kinh tế - xã hội”. Thực hiện: “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại”.

Thứ ba,Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới được Đảng ta xác định: “…Phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành; chú trọng đội ngũ nhân lực kỹ thuật, nhân lực số, nhân lực quản trị công nghệ, nhân lực quản lý, quản trị doanh nghiệp; nhân lực quản lý xã hội và tổ chức cuộc sống, chăm sóc con người”. Đồng thời định hướng: “Ưu tiên nguồn nhân lực cho công tác lãnh đạo, quản lý và các lĩnh vực then chốt trên cơ sở nâng cao, tạo bước chuyển biến căn bản, mạnh mẽ, toàn diện về chất lượng giáo dục, đào tạo gắn với cơ chế tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ người tài; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, ý chí phấn đấu vươn lên, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

2.Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX về xây dựng hình ảnh con người xứ Thanh

Để Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2025 trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước - một cực tăng trưởng mới, cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước. Văn Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã xác định một trong sáu chương trình trọng tâm là: “Chương trình nâng cao chất lượng văn hóa, giáo dục, y tế giai đoạn 2021”. Văn kiện Đại hội XIX cũng xác định nhiệm vụ, giải pháp cần phải thực hiện để xây dựng hình ảnh, con người xứ Thanh gắn liền với văn hóa, truyền thống xứ Thanh: “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Thanh Hóa đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững của tỉnh và đất nước. Chú trọng phát huy hiệu quả các giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống cách mạng; khơi dậy niềm tự hào, ý thức trách nhiệm, tinh thần tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên của cán bộ, đảng viên và toàn thể Nhân dân trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội…”.

Nhiệm vụ xây dựng hình ảnh con người xứ Thanh đặt ra đối với hoạt động động giáo dục - đào tạo của tỉnh nhà là: “Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển tỉnh Thanh Hóa nhanh và bền vững”; bên cạnh đó cần phải “Nâng cao chất lượng hoạt động thông tin, báo chí, bảo đảm thông tin kịp thời, chính xác, khách quan, góp phần định hướng dư luận xã hội và đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin của người dân. Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá các di sản văn hóa, hình ảnh đẹp của vùng đất và con người Thanh Hóa đến với bạn bè trong nước và quốc tế.”

3.Vận dụng quan điểm về con người trong Văn kiện Đại hội Đảng các cấp vào giảng dạy nội dung Kinh tế chính trị gắn với xây dựng hình ảnh, con người xứ Thanh trong giảng dạy chương trình TCLLCT-HC cần phải thực hiện đồng bộ những giải pháp sau:

Thứ nhất, làm cho học viên nắm rõ được các nội dung cơ bản của phần học, liên hệ các quan điểm, đường lối về phát triển con người nói chung và xây dựng hình ảnh, con người xứ Thanh nói riêng. Nội dung của phần học Kinh tế chính trị có nhiều khái niệm, phạm trù, quy luật kinh tế về sự phát sinh, phát triển và xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản; về thời kỳ quá độ lên CNXH. Trong đó, ở nội dung về hàng hóa sức lao động và nội dung phát triển lực lượng sản xuất có thể khai thác các nội dung của Văn kiện Đại hội Đảng XIII và Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa XIX để làm rõ chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển con người, về xây dựng hình ảnh, con người xứ Thanh.

Thứ hai, thông qua các phương pháp giảng dạy tích cực, đặt ra những vấn đề về phát triển con người Việt Nam hiện nay và xây dựng hình ảnh, con người xứ Thanh để thấy được Đảng ta, tỉnh ta có đã xác định những chủ trương, đường lối để phát triển con người; những yêu cầu của con người trong tình hình mới. Từ đó, gợi mở cho học viên liên hệ với các nội dung trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII, Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, cụ thể như: Đảng ta xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong 3 đột phát chiến lược; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; nguồn nhân lực lãnh đạo, quản lý những khâu then chốt; vấn đề phát huy ý chí tự lực của con người Việt Nam, lòng tự hào dân tộc; bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam; tinh thần, ý chí, bản sắc của người xứ Thanh để có được nguồn nhân lực đảm bảo sức khỏe, kiến thức, thái độ, trách nhiệm, đặc trưng truyền thống văn hóa xứ Thanh… Gắn liền với việc phát triển con người cần phải làm tốt nhiệm vụ giáo dục, đào tạo: phát triển quy mô, chất lượng hệ thống giáo đục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp trong tỉnh gắn liền với công tác quy hoạch, định hướng, phân luồng giáo dục; tiếp tục xây dựng xã hội học tập. Việc thực hiện giáo dục, đào tạo một cách đồng bộ; bên cạnh thực hiện phổ cập giáo dục cần làm tốt việc đào tạo gắn với sử dụng lao động đáp ứng được yêu cầu sản xuất trong thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Thứ ba, dùng video clip, hình ảnh về lao động trong các lĩnh vự sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; tác phong lao động và việc chấp hành kỷ luật lao động; cách ứng xử của công nhân và người dân một số quốc gia để học viên liên hệ, so sánh với năng lực lao động, tác phong lao động, ý thức kỷ luật của lao động nước ta, tỉnh ta. Từ đó đánh giá lại những ưu điểm, hạn chế của con người Việt Nam, con người Xứ Thanh để ra những giải pháp để phát huy ưu thế và khắc phục hạn chế; xây dựng phẩm chất tốt đẹp, nhân cách nhân ái, cao thượng, bao dung, thân thiện của người Việt Nam đồng thời với đấu tranh với mọi biểu hiện cản trở, làm tha hóa nhân cách, những tính cách, hành vi xấu… nhằm hướng đến xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam, con người xứ Thanh phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.

Thứ 4, Thông qua câu hỏi phát vấn về trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đối với việc xây dựng hình ảnh, con người xứ Thanh. Từ đây, đặt ra cho học viên liên hệ đến vị trí, việc làm của bản thân mình ở các cơ quan, đơn vị xác định được trách nhiệm của mình trong việc góp phần xây dựng con người, hình ảnh xứ Thanh, đặc biệt là học viên trong ngành giáo dục,văn hóa… đây là những ngành trực tiếp tác động đến nhiệm vụ xây dựng hình ảnh, con người xứ Thanh; xác định được trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc tự học tập rèn luyện hoàn thiện bản thân; trách nhiệm của bản thân đối với cộng bằng những việc làm tốt, bằng sự góp ý biểu dương việc tốt, phê phán cái xấu … để xây dựng nhiều cơ quan, đơn vi, khu dân cư, tập thể, cá nhân kiểu mẫu.

Tóm lại, trong giảng dạy phần học Kinh tế chính trị đối với hệ TCLLCT-HC có thể khai thác nội dung về hàng hóa sức lao động và phát triển lực lượng sản xuất để liên hệ gắn với các nội dung phát triển con người và xây dựng hình ảnh, con người xứ Thanh trong Văn kiện Đâị hội XIII của Đảng và Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX. Thông qua nội dung của phần học, có thể liên hệ để học viên nắm lại được nội dung về phát triển con người, nhân lực của Đại hội Đảng các cấp; liên hệ thực tiễn việc xây dựng hình ảnh, con người xứ Thanh và đề ra trách nhiệm của mỗi học viên trong việc xây dựng hình ảnh con người xứ Thanh. Từ đó, góp phần thực hiện được mục tiêu, yêu cầu của phần học; nắm rõ chủ trương, đường lối của Đảng và ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc xây dựng hình ảnh, con người xứ Thanh đáp ứng khả năng thực hiện mục tiêu“đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước”.

ThS. Vương Mạnh Toàn - ThS. Lê Thị Nga


ThS. Vương Mạnh Toàn - ThS. Lê Thị Nga

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]