(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, các tổ chức phản động, đối tượng chống phá cách mạng trong và ngoài nước triệt để sử dụng không gian mạng để phát tán thông tin xấu độc, sai sự thật, tuyên truyền xuyên tạc tình hình trong nước, chống phá Đảng, Nhà nước, phá hoại tư tưởng, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ... ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Tình hình đó đặt ra nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết đối với cách mạng nước ta là cần phải nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” trên mạng internet.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhận diện thông tin xấu độc, nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” trên mạng internet

Thời gian qua, các tổ chức phản động, đối tượng chống phá cách mạng trong và ngoài nước triệt để sử dụng không gian mạng để phát tán thông tin xấu độc, sai sự thật, tuyên truyền xuyên tạc tình hình trong nước, chống phá Đảng, Nhà nước, phá hoại tư tưởng, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ... ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Tình hình đó đặt ra nhiệm vụ cấp thiết hơn bao giờ hết đối với cách mạng nước ta là cần phải nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” trên mạng internet.

Nhận diện thông tin xấu độc, nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh chống “Diễn biến hòa bình” trên mạng internet

Lực lượng an ninh mạng Công an tỉnh Thanh Hóa nắm tình hình trên không gian mạng. Ảnh: Trịnh Hương

Vừa qua, Văn phòng Quốc hội đã có thông báo về sự xuất hiện của 19 trang thông tin điện tử (website) đi kèm với 36 tên miền quốc tế mạo danh Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội và lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội. 36 tên miền này đều được đăng ký tại nước ngoài và sử dụng dịch vụ ẩn giấu thông tin chủ thể... Hay gần đây nhất, trên facebook xuất hiện tài khoản “Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam” giả mạo đã đưa nhiều thông tin sai trái. Tương tự, trên môi trường internet, nhất là mạng xã hội, các trang mạo danh liên quan đến các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Chính phủ xuất hiện khá nhiều. Nguy hiểm là các trang này cập nhật thường xuyên thông tin đăng trên các kênh báo chí chính thức để tạo niềm tin với bạn đọc, nhưng sau đó dần dần thay thế bằng thông tin sai lệch, gây hoang mang dư luận.

Qua theo dõi của các cơ quan chức năng cho thấy, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội, những phần tử suy thoái về tư tưởng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là tăng cường sử dụng mạng internet qua các trang facebook, blog cá nhân với nội dung xấu độc, để tuyên truyền, xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, tập trung vào một số vấn đề chính đó là: Phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam; xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước. Vu cáo, bịa đặt, bôi nhọ, hòng làm mất uy tín của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Kêu gọi biểu tình, tuần hành ôn hòa... Chúng thường lợi dụng chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền”, “tôn giáo”, “đất đai”... để vu cáo, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, gây sức ép về chính trị và kinh tế, gắn vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” với các điều kiện về hợp tác kinh tế; tìm cách tác động, kêu gọi các nước, các tổ chức quốc tế gia tăng sức ép với Việt Nam... nhằm gây chú ý của dư luận, tạo áp lực với Đảng, Nhà nước ta.

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, lực lượng chức năng đã phát hiện một số trang mạng phản động, blog, tài khoản facebook cá nhân đăng tải những tin, bài, clip có nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nói xấu, hạ uy tín các đồng chí lãnh đạo tỉnh. Một số phần tử cực đoan ở Thanh Hóa như Nguyễn Văn Tráng, Lê Văn Sơn, Nguyễn Văn Quang, Phạm Văn Điệp... có các hoạt động chống đối trên không gian mạng. Các đối tượng đã lợi dụng việc Quốc hội thông qua dự thảo Luật An ninh mạng, các sự việc nổi cộm xảy ra trong việc bồi thường giải phóng mặt bằng ở Tĩnh Gia, Sầm Sơn, Hoằng Hóa..., một số vi phạm trong việc thực hiện chính sách xã hội và quản lý Nhà nước ở cấp huyện để thông qua tin nhắn, facebook, zalo... phát tán thông tin, quy chụp, xuyên tạc, kích động biểu tình, tuần hành ôn hòa, chống đối, tụ tập đông người trái pháp luật, gây phức tạp tình hình.

Mặc dù nội dung chống, phá của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị vẫn không thay đổi (tấn công vào Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta), nhưng hình thức, thủ đoạn chống phá đã có sự thay đổi, với những chiêu trò mới, nguy hiểm hơn. Đó là, chúng triệt để lợi dụng sự phát triển của internet và mạng xã hội để lan truyền những thông tin sai trái, bịa đặt, bóp méo, xuyên tạc sự thật, lẫn lộn đúng sai, thật giả, hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu; thông tin chưa được kiểm chứng... tấn công vào sự hiếu kỳ của công chúng, phát tán các tin, bài không đúng bản chất sự việc, gây hoang mang dư luận, làm giảm sút niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

Các đối tượng thường tổng hợp tin tức từ các báo chính thống, các thông tin chưa được kiểm chứng để tạo ra sự “khách quan”, sau đó cài dần các thông tin bịa đặt, xuyên tạc, tăng dần cả về số lượng và cường độ bịa đặt, bóp méo sự thật, luận điệu sai trái. Với các chiêu trò này, không ít người sử dụng mạng xã hội đã dễ dàng “mắc mưu”, bị dẫn dắt bởi các thông tin độc hại.

Trong một thế giới phẳng, truyền thông xã hội là một “mặt trận” ngày càng phức tạp, mở rộng mà các thế lực thù địch đang lợi dụng để thúc đẩy “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ chế độ. Bài học từ những cuộc “cách mạng màu” cho thấy không thể chủ quan, lơ là mà cần phải chủ động nhận diện, ngăn chặn kịp thời những nhân tố lợi dụng truyền thông xã hội để tác động đến ổn định chính trị - xã hội từ nhiều hướng, nhiều cách thức khác nhau.

Hiện nay các cơ quan chức năng đang tiếp tục khẩn trương thể chế hóa, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý trong thực tiễn; tích cực xây dựng khung pháp lý khoa học, tiến bộ để truyền thông xã hội hoạt động, phát triển lành mạnh, đúng hướng.

Luật An ninh mạng đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ ngày 1-1-2019, đã có những quy định cụ thể, mang tính răn đe, xử lý nghiêm minh những hành vi cố tình lợi dụng mạng xã hội có hành vi vi phạm pháp luật, thông tin sai sự thật, gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

Thời gian qua, các cơ quan chức năng cũng đã tăng cường các hoạt động quản lý, xử lý hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng. Tại Thanh Hóa, từ năm 2017 đến nay, lực lượng công an đã khởi tố hình sự 7 đối tượng, xử phạt hành chính 88 vụ liên quan đến an ninh mạng với số tiền hơn 179 triệu đồng.

Theo dự báo của cơ quan chức năng, cuối năm 2019 và trong năm 2020 là thời điểm diễn ra đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng, các thế lực thù địch, phần tử phản động sẽ triệt để lợi dụng để tăng cường sự chống phá cách mạng bằng việc bôi xấu hình ảnh, tung ra những thông tin sai trái, bịa đặt liên quan đến đời tư các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; công tác chuẩn bị nhân sự.

Bởi vậy, hơn ai hết, mỗi người tham gia mạng xã hội cần tỉnh táo để nhận diện những thông tin xấu độc trên mạng internet; cảnh giác, thận trọng, sàng lọc, tiếp nhận thông tin hữu ích, chính thống, đồng thời có khả năng “miễn dịch” với những thông tin xấu, độc, phản động; có ý thức ngăn chặn, phản bác cái xấu một cách có lý, có tình, thuyết phục. Trước hết, mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên tham gia mạng xã hội phải giữ vai trò là lực lượng nòng cốt đăng tải, chia sẻ, lan tỏa thông tin tích cực và xem đây là giải pháp thường xuyên, lâu dài.

Hà Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]