(Baothanhhoa.vn) - Xã Đa Lộc là địa phương có khởi điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) thấp, tuy nhiên được sự hỗ trợ của Trung ương, cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, huyện và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị ở xã, nhất là sự đồng thuận của Nhân dân, xã đã huy động tổng kinh phí gần 360 tỷ đồng, trong đó vốn từ các nguồn ngân sách đạt gần 100 tỷ đồng, huy động vốn trong Nhân dân đạt gần 260 tỷ đồng...

Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở huyện Hậu Lộc

Xã Đa Lộc là địa phương có khởi điểm xây dựng nông thôn mới (NTM) thấp, tuy nhiên được sự hỗ trợ của Trung ương, cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, huyện và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị ở xã, nhất là sự đồng thuận của Nhân dân, xã đã huy động tổng kinh phí gần 360 tỷ đồng, trong đó vốn từ các nguồn ngân sách đạt gần 100 tỷ đồng, huy động vốn trong Nhân dân đạt gần 260 tỷ đồng...

Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở huyện Hậu LộcNgười dân xã Hưng Lộc dọn vệ sinh, chăm sóc khuôn viên công cộng.

Từ các nguồn vốn huy động và thực hiện tốt quy chế dân chủ (QCDC) cơ sở theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” quá trình xây dựng NTM trên địa bàn xã Đa Lộc đã tạo được sự đồng thuận cao trong cấp ủy, chính quyền và các tầng lớp Nhân dân. Do đó, xã đã xây dựng hệ thống hạ tầng khang trang, hiện đại, bảo đảm các tiêu chí của xã đạt chuẩn NTM. Các mô hình sản xuất được xây dựng và duy trì, mang lại thu nhập ổn định. Cảnh quan môi trường được xây dựng xanh - sạch - đẹp tạo diện mạo NTM hiện đại ở vùng đất khó. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã Đa Lộc đạt gần 47 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,63%.

Hàng năm, bên cạnh việc quán triệt, triển khai các chủ trương của Đảng, Nhà nước về QCDC ở cơ sở, ban chỉ đạo thực hiện QCDC cơ sở các cấp trên địa bàn huyện Hậu Lộc đã tham mưu cho cấp ủy xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát. Từ năm 2016-2021, đã thành lập 16 đoàn kiểm tra, giám sát tại 31 đơn vị cơ sở, trọng tâm là các khoản đóng góp của Nhân dân theo Pháp lệnh 34. Sau kiểm tra đều có thông báo kết luận cụ thể đến từng đơn vị, qua đó chỉ đạo uốn nắn, rút kinh nghiệm kịp thời những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện đối với tập thể, cá nhân có liên quan và được công khai, minh bạch, được Nhân dân tin tưởng, ủng hộ. Định kỳ tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết nhằm phát huy những kết quả đạt được, đánh giá rút kinh nghiệm, kịp thời biểu dương, khen thưởng và nhân rộng các mô hình, điển hình thực hiện tốt QCDC cơ sở.

Đối với xã, phường, thị trấn, cấp ủy, chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các hình thức công khai để Nhân dân được biết, bao gồm: niêm yết công khai tại công sở HĐND, UBND xã, thị trấn; trên hệ thống truyền thanh; thông qua trưởng thôn, tổ dân phố để thông báo đến Nhân dân về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấu kinh tế và dự toán ngân sách hàng năm; phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án, công trình trên địa bàn huyện, xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh quy hoạch; đề án xây dựng NTM; chủ trương, kế hoạch vay vốn để phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo... Trong quá trình tổ chức thực hiện các kế hoạch, chương trình, dự án... cấp ủy, chính quyền địa phương đều tạo điều kiện cho Nhân dân giám sát thông qua hoạt động của thanh tra Nhân dân, ban giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các công trình xây dựng do dân đóng góp và các công việc trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quy định của pháp luật.

Việc thực hiện QCDC trong các doanh nghiệp cơ bản thực hiện khá tốt theo tinh thần Nghị định 149/2018/NĐ-CP. Chủ doanh nghiệp thường xuyên phối hợp với công đoàn tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách mới cho công nhân và người lao động, để hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện QCDC ở cơ sở.

Trong thực hiện QCDC cơ sở, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đã đóng vai trò quan trọng tích cực qua việc làm tốt chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, hội viên. 5 năm qua (2016-2021), MTTQ, các đoàn thể trong huyện đã phối hợp tiến hành giám sát được 35 cuộc, nội dung giám sát tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực mà Nhân dân quan tâm như: giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện cải cách thủ tục hành chính; thu chi các nguồn quỹ do Nhân dân đóng góp; thực hiện các chế độ, chính sách người có công, bình xét hộ nghèo... được Nhân dân tin tưởng, đồng tình ủng hộ và tích cực tham gia các phong trào, hoạt động của địa phương, góp phần xây dựng NTM. Đến nay, toàn huyện đã đạt 389 tiêu chí, bình quân mỗi xã đạt 18,5 tiêu chí, tăng 12,74 tiêu chí/xã; có 18 xã đạt chuẩn NTM, tỷ lệ 85,7%; 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Năm 2021, phấn đấu xây dựng xã Hoa Lộc đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 3 xã đạt chuẩn NTM. Những kết quả thực hiện QCDC ở cơ sở góp phần xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh.

Bài và ảnh: Lê Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]