(Baothanhhoa.vn) - Trong những năm qua, ngoài việc triển khai, thực hiện các chương trình, dự án, chính sách đầu tư của Trung ương, tỉnh Thanh Hóa đã chủ động cụ thể hóa thành nhiều đề án, dự án, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ sản xuất, xóa đói giảm nghèo, quy hoạch dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở vùng đồng bào Mông.

Mang sức sống mới đến với đồng bào Mông (Bài 2): Những dự án, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Mông

Trong những năm qua, ngoài việc triển khai, thực hiện các chương trình, dự án, chính sách đầu tư của Trung ương, tỉnh Thanh Hóa đã chủ động cụ thể hóa thành nhiều đề án, dự án, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ sản xuất, xóa đói giảm nghèo, quy hoạch dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở vùng đồng bào Mông.

Mang sức sống mới đến với đồng bào Mông (Bài 2): Những dự án, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Mông

Trong số 10 xã có đồng bào Mông sinh sống tại các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn thì có đến 7 xã, 14 bản giáp biên, số còn lại ở vùng sâu, vùng xa và thuộc diện đặc biệt khó khăn.

Đồng bào Mông sinh sống chủ yếu tại rừng đầu nguồn, trong rừng sâu, vùng núi cao, khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ xung yếu, có vị trí quan trọng về môi trường sinh thái và quốc phòng - an ninh.

Trong số 10 xã có đồng bào Mông sinh sống tại các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn thì có đến 7 xã, 14 bản giáp biên, số còn lại ở vùng sâu, vùng xa và thuộc diện đặc biệt khó khăn. Vì vậy đời sống của đồng bào dân tộc Mông ở 3 địa phương nêu trên còn rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm hơn 60%, hộ cận nghèo gần 14%.

Trong những năm qua, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc miền núi, trong đó có Chỉ thị số 45-CT/TW, ngày 23-9-1994 của Ban Bí thư khóa VII về một số công tác ở vùng dân tộc Mông và Kết luận số 64-KL/TW, ngày 9-3-2007 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW. Ngoài ra, tỉnh Thanh Hóa đã chủ động cụ thể hóa và ban hành nhiều đề án, dự án, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ sản xuất, xóa đói giảm nghèo, quy hoạch dân cư, xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu…

Mang sức sống mới đến với đồng bào Mông (Bài 2): Những dự án, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Mông

Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của tỉnh và địa phương, các cơ sở hạ tầng ở vùng đồng bào Mông được đầu tư.

Từ năm 2015 đến nay đã có 115 công trình được đầu tư gồm điện, đường, trường, trạm y tế, nhà văn hóa… Trong đó chương trình 135 là 81 công trình; chương trình 30a là 17 công trình; Đề án “Ổn định đời sống, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội đồng bào Mông huyện Mường Lát” là 7 công trình; Đề án “Ổn định đời sống, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội các bản dân tộc Mông huyện Quan Sơn” là 10 công trình, với tổng kinh phí trên 331,8 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng tạo thuận lợi cho việc đi lại, phục vụ sản xuất, sinh hoạt của đồng bào. Hiện nay tuyến đường từ xã đến các bản đồng bào dân tộc Mông của 3 huyện là 424,04 km, trong đó tuyến đường đã được bê tông hóa là 209,8 km…

Mang sức sống mới đến với đồng bào Mông (Bài 2): Những dự án, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Mông

Con đường từ bản Son đi bản Ché Lầu, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn được đầu tư theo Chương trình 30a đã hoàn thành 40% tiến độ.

Theo báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh, giai đoạn 2016 - 2020, cùng với nguồn vốn thực hiện Đề án “Ổn định đời sống, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội đồng bào Mông huyện Mường Lát”, Đề án “Ổn định đời sống, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội các bản dân tộc Mông huyện Quan Sơn” và các chương trình mục tiêu quốc gia khác, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng 42 công trình giao thông, thủy lợi, điện năng, nước sạch, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế; hỗ trợ 8 mô hình phát triển sản xuất... với tổng mức đầu tư trên 100 tỷ đồng ở 3 huyện có đồng bào Mông sinh sống. Kết cấu hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào Mông phát triển sản xuất, trao đổi hàng hóa, giải trí, học tập, sinh hoạt cộng đồng. Đặc biệt, các chương trình hỗ trợ, đầu tư được triển khai sâu rộng đến các bản được người dân đồng tình ủng hộ.

Tại huyện vùng biên Mường Lát, toàn huyện có có 88 bản, khu phố, trong đó có 39 bản Mông thuộc 6 xã: Quang Chiểu, Tam Chung, Pù Nhi, Nhi Sơn, Trung Lý và Mường Lý, với hơn 3.200 hộ/8.660 hộ dân số toàn huyện.

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Lát Triệu Minh Xiết cho biết: Những năm qua, huyện Mường Lát đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh vùng đặc biệt khó khăn; các chính sách dân tộc; Chương trình, dự án được nhà nước đầu tư như: Chương trình 134, Chương trình 30a, Chương trình 167 của Chính phủ… Đặc biệt, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 71/QĐ-UBND, ngày 7-1-2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về phê duyệt Đề án “Ổn định đời sống, sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội đồng bào Mông, huyện Mường Lát, giai đoạn 2016 - 2020”… Từ những chính sách đó, với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, các lực lượng vũ trang huyện, xã, cùng sự nỗ lực của đồng bào dân tộc Mông, kinh tế - xã hội các bản đồng bào Mông đã có bước phát triển, kết cấu hạ tầng được đầu tư, đời sống được cải thiện, một bộ phận hộ đồng bào Mông xóa được nhà tạm, nhà dột nát, có đất sản xuất, đất ở và nước sinh hoạt từng bước cải thiện, ổn định nơi ở, ổn định sản xuất và đời sống.

Theo thống kê của UBND huyện đến hết năm 2020 tổng số nhà kiên cố của người Mông là 627 nhà; nhà bán kiên cố 1.894 nhà; nhà thiếu kiên cố 669 nhà; nhà đơn sơ 181 nhà. Hiện nay các xã, bản người Mông có các tuyến đường từ xã đến các thôn, bản đã được đầu tư kiên cố bê tông 197 km (đã được cứng hóa)/Tổng số 378 km đường từ xã đến các bản người Mông. Tổng số bản người Mông được sử dụng điện lưới Quốc gia là 25 bản, số thôn bản được sử dụng nước sạch 4/88 thôn bản trong huyện. Tổng số hộ nghèo toàn huyện 3.262 hộ, chiếm 37,67%; hộ cận nghèo toàn huyện: 1.071 hộ, chiếm 12,37%. Trong đó: dân tộc Mông có 2.181 hộ nghèo chiếm 25,18%; 437 hộ cận nghèo chiếm 5,04% (39/39 bản Mông đều thuộc bản đặc biệt khó khăn).

Mang sức sống mới đến với đồng bào Mông (Bài 2): Những dự án, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Mông

Cuộc sống của người dân bản Ché Lầu, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn.

Tại huyện miền núi cao Quan Sơn, đồng bào Mông di cư tự do từ huyện Mường Lát đến địa bàn 2 xã Na Mèo và Sơn Thủy vào những năm 1990-1991. Hiện nay đồng bào Mông sinh sống ở 3 bản Mùa Xuân, Xía Nọi (Sơn Thủy) và Ché Lầu (Na Mèo), với hơn 213 hộ, hơn 1.000 khẩu. Thời gian qua, Ban Thường vụ Huyện ủy đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn 3 bản Mông như chương trình 134, chương trình 30a, chương trình 167 của Chính phủ… Đặc biệt, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định 2009/QĐ-UBND, ngày 2-6-2015 và Kế hoạch số 57/KH-UBND, ngày 13-4-2016 triển khai đề án của Chủ tịch UBND tỉnh về phê duyệt Đề án “Ổn định sản xuất, đời sống và phát triển kinh tế - xã hội các bản dân tộc Mông, huyện Quan Sơn, giai đoạn 2016-2020”. Do đó, kinh tế - xã hội ở 3 bản Mông từng bước nâng lên; kết cấu hạ tầng từng bước được đầu tư, xây dựng. Hiện nay 3 bản đã có nhà văn hóa, 3/3 bản được phủ sóng điện thoại di động; 1/3 bản đã có điện lưới quốc gia; hỗ trợ xóa nhà tranh tre, tạm bợ, dột nát theo chương trình 167, 134 cho 12 hộ. Tổng nguồn vốn đầu tư cho vùng đồng bào Mông trên 25 tỷ, trong đó tập trung đầu tư nhà văn hóa, khu mầm non, tiểu học, đường giao thông nối các bản Mông, đường giao thông trục chính từ bản Son lên bản Ché Lầu, xã Na Mèo…

Năm 2020, huyện Quan Sơn đầu tư làm đường giao thông đi Mùa Xuân, Xía Nọi (Sơn Thủy) chiều dài 1,3 km; làm đường giao thông từ bản Son đi Ché Lầu (Na Mèo) thuộc Chương trình 30a, đến nay hoàn thành 40% tiến độ. Ban Dân tộc tỉnh làm chủ đầu tư làm đường từ bản Ché Lầu đi Mùa Xuân với chiều dài 800m và từ Mùa Xuân đi Ché Lầu với chiều dài 600 m, hoàn thành tháng 12-2020 khắc phục được giao thông đi lại khó khăn của các bản.

Ngày 7-7-2021, HĐND tỉnh ban hành Nghị Quyết số 36/NQ-HĐND và Nghị quyết số 38/NQ-HĐND về chủ trương đầu tư dự án đường giao thông nội bản Ché Lầu, xã Na Mèo và đường giao thông nội bản Mùa Xuân, xã Sơn Thủy, huyện Quan Sơn. Thời gian thực hiện 2 năm (2021-2022). Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quan Sơn làm chủ đầu tư. Hiện nay dự án đang trình Sở GTVT thẩm định và chờ UBND tỉnh phê duyệt. Dự kiến quý IV-2021 khởi công xây dựng.

Mang sức sống mới đến với đồng bào Mông (Bài 2): Những dự án, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Mông

Theo chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) cho huyện Quan Sơn, địa phương ưu tiên xây dựng nhà ở cho đồng bào Mông 3 bản Xía Nọi, Mùa Xuân, Ché Lầu.

Ông Lê Đình Xuân, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Quan Sơn cho biết, với tinh thần chia sẻ khó khăn về nhà ở cho đồng bào huyện Quan Sơn, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) đã hỗ trợ xây dựng 372 ngôi nhà cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn, có nhu cầu về nhà ở, mỗi căn nhà trị giá 50 triệu đồng (giai đoạn 2021-2023). Huyện Quan Sơn đặc biệt quan tâm, ưu tiên xây dựng nhà cho đồng bào Mông 3 bản Xía Nọi, Mùa Xuân, Ché Lầu. Đến nay đã hoàn thành xây dựng 100 nhà ở giúp bà con yên tâm sinh hoạt, lao động sản xuất, trong đó có 7/37 hộ đồng bào Mông có nhà đang ở tạm bợ, dột nát đã có nhà mới. Huyện Quan Sơn phấn đấu đến hết năm 2022 sẽ hoàn thành nhà ở cho người dân theo nguồn hỗ trợ của Ngân hàng Vietinbank.

Có thể khẳng định, thông qua triển khai thực hiện các chương trình, dự án, chính sách đã hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho đồng bào Mông sớm ổn định đời sống và phát triển sản xuất, không nghe theo sự lôi kéo, xúi giục của các thế lực thù địch; tình trạng di cư tự do của đồng bào cũng giảm đáng kể…Thông qua các chủ trương, chính sách đã giúp đồng bào xóa bỏ tâm lý tự ti, tích cực, chủ động vươn lên khắc phục khó khăn, ổn định đời sống góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở.

Giai đoạn 2015 - 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong vùng dân tộc Mông đạt trên 5,1% (khu vực miền núi là 8,8%). Tốc độ giảm nghèo bình quân giai đoạn 2016-2020 giảm được 4,02%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: Tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản năm 2020 là 34,4% (giảm 3,4%); tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng là 34% (tăng 3,0%); ngành dịch vụ là 31,6%. Tổng diện tích trồng lúa trong vùng đồng bào Mông trên 789 ha, trong đó Mường Lát 675,6 ha, Quan Hóa 141,19ha, Quan Sơn 107,4ha. Thu nhập bình quân đầu người đạt 13 triệu đồng/năm.

Ngọc Huấn

Tin liên quan:
  • Mang sức sống mới đến với đồng bào Mông (Bài 2): Những dự án, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Mông
    Mang sức sống mới đến với đồng bào Mông (Bài 1): Những bản Mông vươn mình

    Hiện nay đồng bào Mông sinh sống tại 44 bản thuộc 10 xã ở 3 huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn với 18.975 khẩu/3.585 hộ, chiếm trên 17% tổng số đồng bào khu vực miền núi. Tăng cường công tác dân vận trong vùng đồng bào Mông được đánh giá là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng đời sống văn hóa mới, củng cố vững chắc niềm tin của đồng bào đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc và mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa cấp ủy, chính quyền và Nhân dân.

Bài 3: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đồng bào Mông


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]