(Baothanhhoa.vn) - Trải qua hàng trăm năm lịch sử, dù đã được tu sửa nhiều lần nhưng Thái miếu nhà Hậu Lê, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa vẫn lưu giữ những nét kiến trúc cổ độc đáo.

Thái miếu nhà Hậu Lê - Nơi lưu giữ nhiều kiến trúc cổ độc đáo

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, dù đã được tu sửa nhiều lần nhưng Thái miếu nhà Hậu Lê, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa vẫn lưu giữ những nét kiến trúc cổ độc đáo.

Thái miếu nhà Hậu Lê - Nơi lưu giữ nhiều kiến trúc cổ độc đáo

Thái miếu nhà Hậu Lê - Nơi lưu giữ nhiều kiến trúc cổ độc đáoThái miếu nhà Hậu Lê được thể hiện ở lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo - phong cách kiến trúc Hậu Lê và thời Nguyễn, với các công trình: Nghinh môn, sân điện, Tiền điện và Hậu điện.

Thái miếu nhà Hậu Lê - Nơi lưu giữ nhiều kiến trúc cổ độc đáo

Thái miếu nhà Hậu Lê - Nơi lưu giữ nhiều kiến trúc cổ độc đáo

Thái miếu gồm 2 tòa: Tiền điện và Hậu điện được bố trí liền nhau theo lối trùng thềm (kiểu chữ Nhị) gồm 7 gian, mái được lợp ngói mũi hài, phía trên nóc được trang trí công phu với biểu tượng “lưỡng long chầu nguyệt”.

Thái miếu nhà Hậu Lê - Nơi lưu giữ nhiều kiến trúc cổ độc đáo

Thái miếu nhà Hậu Lê - Nơi lưu giữ nhiều kiến trúc cổ độc đáo

Theo những tài liệu ghi chép lại, để tri ân và tôn vinh công lao to lớn của vương triều Hậu Lê, năm 1805, vua Gia Long đã cho dời Thái miếu nhà Hậu Lê từ Thăng Long về đất Bố Vệ (nay là phường Đông Vệ) để phụng thờ các vị Hoàng đế, Hoàng Thái Hậu thời Hậu Lê.

Thái miếu nhà Hậu Lê - Nơi lưu giữ nhiều kiến trúc cổ độc đáo

Thái miếu nhà Hậu Lê - Nơi lưu giữ nhiều kiến trúc cổ độc đáo

Dù trải qua hơn 200 năm lịch sử, nhưng Thái miếu nhà Lê còn lưu giữ được nhiều hiện vật quan trọng như: Nghê gỗ từ thế kỷ 17 được chạm khắc tinh xảo, mang đậm dấu ấn và giá trị văn hoá của thời Hậu Lê.

Thái miếu nhà Hậu Lê - Nơi lưu giữ nhiều kiến trúc cổ độc đáo

Tại đây còn lưu giữ những con Nghê được làm bằng gỗ mít, chạm khắc rất tinh xảo, mang đậm chất nghệ thuật điêu khắc cổ. Nghê là biểu tượng của sức mạnh, hóa giải sát khí và mang lại tài lộc.

Thái miếu nhà Hậu Lê - Nơi lưu giữ nhiều kiến trúc cổ độc đáo

Những cây cột bằng gỗ lim được đặt trên các phiến đá vẫn vững chãi.

Thái miếu nhà Hậu Lê - Nơi lưu giữ nhiều kiến trúc cổ độc đáo

Xà, kẻ được liên kết với nhau bởi cột lim vững chắc.

Thái miếu nhà Hậu Lê - Nơi lưu giữ nhiều kiến trúc cổ độc đáo

Máng đá dài hàng chục mét hàng trăm năm tuổi nối Tiền điện và Hậu điện vẫn trường tồn cùng mãi với thời gian.

Thái miếu nhà Hậu Lê - Nơi lưu giữ nhiều kiến trúc cổ độc đáo

Tại gian giữa của Tiền Điện treo một bức hoành phi lớn có khắc 6 chữ: “Nam quốc sơn hà tự thử” (có nghĩa là nước Nam ta có từ đây), bên cạnh có hàng chữ nhỏ ghi năm dựng miếu 1805.

Thái miếu nhà Hậu Lê - Nơi lưu giữ nhiều kiến trúc cổ độc đáo

Nơi đây hiện đang lưu thờ 27 vị là Hoàng đế, Hoàng Thái Hậu cùng các vương công nhà Hậu Lê. Trong đó có 4 thánh vị cổ của các vua Lê Thái Tổ, Lê Thần Tông, Lê Huyền Tông và Lê Gia Tông. Nơi đây còn thờ hai bậc khai quốc công thần là Nguyễn Trãi và Lê Lai.

Thái miếu nhà Hậu Lê - Nơi lưu giữ nhiều kiến trúc cổ độc đáo

Với những giá trị về văn hóa, lịch sử, năm 1995, Thái miếu nhà Hậu Lê được cấp bằng Di tích lịch sử văn hoá và kiến trúc nghệ thuật Quốc gia.

Thu Hà – Hoài Thu

Tin liên quan:
  • Thái miếu nhà Hậu Lê - Nơi lưu giữ nhiều kiến trúc cổ độc đáo
    Sớm bảo tồn, tôn tạo Khu Di tích lịch sử Thái miếu nhà Hậu Lê

    Trong suốt 365 năm tồn tại, vương triều Hậu Lê là vương triều hưng thịnh nhất nhưng cũng nhiều biến cố và bi kịch nhất trong lịch sử dân tộc. Bằng trí tuệ thiên tài, võ công hiển hách và lòng nhân ái bao la, sau 10 năm nếm mật nằm gai Bình Định vương Lê Lợi đã đuổi sạch quân phương Bắc ra khỏi bờ cõi nước Nam, xuống chiếu Bình Ngô, lên ngôi Hoàng đế đại định thiên hạ.

  • Thái miếu nhà Hậu Lê - Nơi lưu giữ nhiều kiến trúc cổ độc đáo
    Về thăm Phủ Trịnh

    Vùng đất cổ Biện Thượng (xã vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc ngày nay), nằm ở tả ngạn sông Mã. Đây là đất quý hương của dòng dõi 12 đời chúa Trịnh. Vùng đất này, trước mặt là sông, sau lưng là núi, gọi là thế “sơn quần thủy tụ”. Giai thoại kể rằng, xưa kia một thầy địa lý đến vùng này, thấy thế đất đẹp đã tiên tri “Vạn thủy thiên sơn giai triều phục”, ý là địa thế núi sông cho thấy nơi đây sẽ phát tích vương hầu, khanh tướng, nên làng Biện Thượng có câu: “Mạch tòng Hùng Lĩnh trung linh khí - Thế xuất công hầu tráng đế vương”. Điều đó đã ứng nghiệm trong thế kỷ 15-16, khi xuất hiện dòng dõi Nhà Trịnh trải 12 đời, phò tá triều đình Nhà Lê, gìn giữ giang sơn xã tắc.

  • Thái miếu nhà Hậu Lê - Nơi lưu giữ nhiều kiến trúc cổ độc đáo
    Ngắm những “biệt thự” cổ ở phố Đầm

    Với lối kiến trúc, hoa văn kiểu biệt thự phương Tây, qua thời gian, những căn nhà cổ ở Phố Đầm vẫn vẹn nguyên một ký ức hoàng kim về trung tâm mua bán sầm uất của tỉnh lỵ Thanh Hóa những năm đầu thế kỷ XX.

  • Thái miếu nhà Hậu Lê - Nơi lưu giữ nhiều kiến trúc cổ độc đáo
    TP Thanh Hóa: Điểm đến văn hóa - tâm linh hấp dẫn

    Thành phố Thanh Hóa nằm trên vùng đất cổ, nơi dòng sông Mã vắt qua những vỉa tầng văn hóa, được bồi đắp từ thời Hùng Vương dựng nước. Cho đến tận ngày nay, thành phố Chim Hạc vẫn luôn tự hào là một cái nôi của nền văn hóa Đông Sơn, với nhiều dấu vết còn in hằn trên các di tích và hiện vật vô giá được tìm thấy tại làng cổ Đông Sơn. Để rồi, làng cổ Đông Sơn cũng là điểm đến đầu tiên trên hành trình khám phá những điểm đến văn hóa – tâm linh của thành phố.

  • Thái miếu nhà Hậu Lê - Nơi lưu giữ nhiều kiến trúc cổ độc đáo
    Có một “Thành Nhà Hồ thu nhỏ” ở xứ Thanh

    Cổ Bôn xưa, xã Đông Thanh (Đông Sơn) ngày nay vốn là một ngôi làng cổ nổi danh “vùng đất học” với những bậc đại khoa, nho thần tài đức vẹn toàn được người đời sau ca tụng. Trong đó, cuộc đời và sự nghiệp của Phúc Khê tướng công Nguyễn Văn Nghi mãi là niềm tự hào, trở thành đại diện tiêu biểu cho tinh hoa đất và người nơi đây. Người xưa đã “yên giấc” cùng đất mẹ nhưng trải qua hàng trăm năm lịch sử, đền thờ Phúc Khê tướng công Nguyễn Văn Nghi vẫn còn đó, lặng lẽ kể câu chuyện về một tài năng, nhân cách mẫu mực.

  • Thái miếu nhà Hậu Lê - Nơi lưu giữ nhiều kiến trúc cổ độc đáo
    Thám hoa Nguyễn Sư Lộ - “Người thầy dạy chữ ven đường”

    Vốn là vùng đất được kiến tạo sau đợt biển lùi vào cuối kỷ Đệ tứ; từ một nơi lầy lội, xen kẽ cồn, bái, qua quá trình thiên nhiên bồi tụ hàng vạn năm cùng sức lao động, sáng tạo của biết bao thế hệ người dân, xã Hoằng Lộc (Hoằng Hóa) trở thành “vùng đất học” danh giá. Một biểu tượng - nét đẹp cho sự học trên mảnh đất này là Bảng Môn đình.


Thu Hà – Hoài Thu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]