(Baothanhhoa.vn) - Tháng hành động an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm nay vừa được phát động với chủ đề: “Chủ động các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để hạn chế tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp”.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nhận thức phải đúng mức

Tháng hành động an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm nay vừa được phát động với chủ đề: “Chủ động các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc để hạn chế tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp”.

Một quyết tâm chính trị rất rõ ràng, tuy nhiên hiệu quả lại phụ thuộc vào nhận thức của người sử dụng lao động.

ATVSLĐ thời gian qua được đề cập gay gắt sau nhiều vụ tai nạn thương tâm và bệnh nghề nghiệp gia tăng. Nhưng dường như đề cập là việc của cơ quan truyền thông, còn tác động như thế nào và thực hiện đến đâu là chuyện khác.

Từng có chuyện ngay sau khi phát động Tháng hành động về ATVSLĐ đã xảy ra tai nạn lao động thương tâm rất gần khu vực diễn ra lễ phát động.

Sự hưởng ứng của nhiều doanh nghiệp chỉ là hình thức nhằm tạo vỏ bọc. Phần nhiều doanh nghiệp đang cố để thoát ra khỏi trách nhiệm cộng đồng, vô cảm, thậm chí khinh nhờn các quy định của pháp luật về ATVSLĐ.

Việt Nam đang đứng trước thách thức và nguy cơ mất ATVSLĐ, số doanh nghiệp và người lao động ngày càng nhiều, ngành nghề mới, yếu tố nguy hiểm có hại do công nghệ, thiết bị, vật liệu, hóa chất mới ngày càng tăng. Nếu doanh nghiệp, người sử dụng lao động chỉ chăm chú vào mục tiêu sinh lời một cách cực đoan, thì nguy cơ về tai nạn, thương tích, bệnh nghề nghiệp ở người lao động sẽ bùng phát, trở thành gánh nặng cho xã hội.

Phát động Tháng hành động về ATVSLĐ năm nay, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung yêu cầu các cơ quan quản lý Nhà nước tăng cường chỉ đạo, đẩy mạnh cải cách, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra; xử lý nghiêm các vi phạm. Doanh nghiệp đầu tư, đổi mới sử dụng công nghệ, máy móc thiết bị tiên tiến, rà soát, bổ sung các nội quy, quy trình, biện pháp làm việc an toàn, phòng chống cháy nổ; tự kiểm tra, rà soát, đánh giá các nguy cơ, rủi ro về ATVSLĐ tại nơi làm việc, chủ động kiểm soát phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm có hại tại doanh nghiệp. Người lao động tuân thủ nội quy, quy trình làm việc; chủ động trang bị kiến thức, kỹ năng làm việc an toàn; kịp thời phản ánh với cơ quan chức trách hoặc kiên quyết từ chối hoặc rời bỏ công việc, nơi làm việc nếu thấy rõ các nguy cơ, sự cố mất ATVSLĐ để tự bảo vệ bản thân, đồng nghiệp và gia đình.

Một yêu cầu nghiêm túc nhưng khó để thực hiện được đầy đủ, kịp thời nếu như vẫn thiếu đi sự nhận thức từ chính những chủ thể ấy.

Với những gì diễn ra thời gian qua ở khu vực doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài cho thấy dường như pháp luật về ATVSLĐ vẫn là điều gì đó khá... xa xỉ. Một vấn đề đặt ra bức bách và hết sức câu thúc!


Tường Vũ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]