Thống đốc Maryland kêu gọi Quốc hội Mỹ cấp kinh phí tái thiết
Thống đốc bang Maryland đã kêu gọi đảng Cộng hòa làm việc với đảng Dân chủ để phê duyệt nguồn quỹ liên bang cần thiết nhằm xây dựng lại cầu Francis Scott thuộc bang Maryland sau sự cố hôm 26/3.
Tòa nhà Quốc hội Mỹ ở thủ đô Washington, D.C. (Ảnh: THX/TTXVN)
Ngày 31/3, Thống đốc bang Maryland, Wes Moore, đã kêu gọi đảng Cộng hòa làm việc với đảng Dân chủ để phê duyệt nguồn quỹ liên bang cần thiết nhằm xây dựng lại cầu Francis Scott ở cảng Baltimore thuộc bang Maryland sau sự cố hôm 26/3 và củng cố nền kinh tế địa phương.
Ngày 28/3, Chính phủ Mỹ đã cấp cho bang Maryland khoản kinh phí khẩn cấp ban đầu 60 triệu USD để hỗ trợ dọn dẹp các mảnh vỡ của cây cầu và mở lại một trong những cảng lớn nhất nước Mỹ.
Việc đóng cửa cảng Baltimore kể ngày 26/3 đã khiến khoảng 15.000 người phụ thuộc vào hoạt động hàng ngày của cảng rơi vào tình trạng bấp bênh.
Trích dẫn các nguồn tin thân cận, tờ Roll Call cho biết các quan chức liên bang đã nói với các nhà lập pháp Maryland rằng chi phí để xây dựng lại cây cầu có thể lên tới ít nhất 2 tỷ USD.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cam kết rằng chính phủ liên bang sẽ trang trải chi phí, nhưng điều này sẽ phụ thuộc vào sự thông qua của cả Hạ viện và Thượng viện. Trong khi đó, Quốc hội Mỹ đã nhiều lần bất đồng về vấn đề cấp kinh phí.
Ông Moore lưu ý Quốc hội Mỹ nên sẵn sàng phê duyệt khoản tài trợ vì đây không chỉ vì lợi ích của thành phố Baltimore mà còn vì nền kinh tế quốc gia.
Trả lời CNN, ông Moore nhấn mạnh cần hành động nhanh chóng để đưa nền kinh tế Mỹ hoạt động trở lại, bởi vì cảng Baltimore là công cụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ngày 31/3, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Mỹ, ông Pete Buttigieg, bày tỏ sự lạc quan rằng Quốc hội sẽ phê duyệt số tiền cần thiết cho việc dọn dẹp và tái thiết. Dự kiến, ông Biden sẽ đến thăm hiện trường vụ sập cầu trong tuần này.
Ngày 26/3, một đoạn cầu Francis Scott Key (còn gọi là cầu Key Bridge) ở thành phố Baltimore thuộc bang Maryland (Mỹ) đã bị sập do một tàu chở hàng đâm trúng khiến nhiều phương tiện lưu thông trên cầu rơi xuống sông.
Với chiều dài gần 3km, Francis Scott Key là cây cầu dài nhất ở khu vực đô thị Baltimore. Cây cầu được khánh thành vào tháng 3/1977. Mỗi năm có khoảng 11,5 triệu lượt phương tiện lưu thông qua cầu.
Tiến sỹ Richard Clinch, chuyên gia phân tích kinh tế và tài chính, đồng thời là giám đốc điều hành của Viện Jacob France tại Đại học Baltimore, nhận định cảng Baltimore "có tầm quan trọng sống còn."
Ông cho biết tác động lâu dài từ vụ sập cầu phụ thuộc vào thời gian sửa chữa và xây dựng lại cây cầu.
Tiến sỹ Clinch nói: "Nếu mất sáu tháng sửa chữa, nó sẽ tác động không quá lớn, nhưng tôi không nghĩ nhanh như vậy. Nếu quá trình khôi phục cầu mất hai năm, tăng trưởng của lĩnh vực vận tải Mỹ sẽ bị ảnh hưởng lâu dài"./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-01-15 10:37:00
Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa chống tăng Nag Mark 2
-
2025-01-15 10:28:00
Ukraine có thể “không còn tồn tại” vào năm 2025
-
2024-04-01 08:52:00
Dinh thự của Thủ tướng Libya bị tấn công bằng súng phóng lựu
Cựu Tổng thống Donald Trump nỗ lực gây quỹ cho chiến dịch vận động tranh cử
Triều Tiên tái khẳng định kế hoạch phóng nhiều vệ tinh do thám trong năm nay
Giáo hoàng Francis cầu nguyện hòa bình trong dịp lễ Phục sinh
Ấn Độ phóng thử thành công hệ thống tên lửa đất đối không Akash
Pháp triển khai 13.500 cảnh sát và binh sỹ chống khủng bố dịp lễ Phục sinh
Mỹ tìm cách tổ chức cuộc gặp với Hàn Quốc và Nhật Bản vào tháng 7
Tổng thống Nga kêu gọi 150.000 công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự
Bộ Y tế Nhật Bản thanh tra một nhà máy của hãng dược phẩm Kobayashi
Tổng thống Pháp khẳng định mong muốn tăng cường quan hệ đối tác với Senegal