(Baothanhhoa.vn) - Xác định đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) cấp xã có vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở, trong hoạt động thi hành công vụ, do đó, những năm qua, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tích cực đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã

Xác định đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) cấp xã có vai trò hết sức quan trọng trong xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở, trong hoạt động thi hành công vụ, do đó, những năm qua, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã.

Thường trực Đảng ủy xã Cát Vân (Như Xuân) giao ban triển khai công tác.

Qua gần 3 năm thực hiện Quyết định số 291 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện chương trình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016-2020, đã thu được nhiều kết quả. Đến nay, đội ngũ CBCC cấp xã từng bước được củng cố, kiện toàn và được bổ sung đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Công tác quản lý, quy hoạch, bố trí, sử dụng CBCC cấp xã được tăng cường, đảm bảo đúng quy định, hướng dẫn và phù hợp với từng vị trí việc làm.

Để xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ và tác phong đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Như Xuân căn cứ yêu cầu thực tiễn về công tác cán bộ, chỉ đạo các đảng ủy cơ sở đã cử CBCC cấp xã đi học các lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính, để kịp thời bổ sung vào đội ngũ lãnh đạo, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn. Thông qua đó góp phần nâng chất lượng hoạt động, quản lý điều hành của bộ máy cấp ủy, chính quyền cơ sở, chất lượng đội ngũ cán bộ các xã, thị trấn. Hiện huyện Như Xuân có 439 CBCC xã, thị trấn. Trong đó, có 4 người có trình độ trên đại học, 226 người có trình độ đại học và cao đẳng, 174 người có trình độ trung cấp. Trên địa bàn huyện, có 3 CBCC cấp xã, thị trấn có trình độ cử nhân và cao cấp lý luận chính trị; 264 người có trình độ trung cấp lý luận chính trị.

Nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, những năm gần đây, cấp ủy, chính quyền huyện Ngọc Lặc đã quan tâm, chú trọng đến việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC xã, thị trấn. Huyện ủy đã chú trọng việc cụ thể hóa tiêu chuẩn CBCC xã, thị trấn; quy định phân công, phân cấp, đánh giá, bổ nhiệm cán bộ; triển khai một số giải pháp nhằm thu hút, tuyển dụng trí thức trẻ tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng trong cả nước về công tác tại cơ sở. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền cơ sở có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho CBCC cấp xã nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và lý luận chính trị. Hiện trên địa bàn huyện có 467 CBCC xã, trong đó 1 thạc sĩ, 210 người có trình độ đại học, 15 người có trình độ cao đẳng, 206 người có trình độ trung cấp... Nhìn chung, đội ngũ CBCC xã đã từng bước chuẩn hóa, chất lượng được nâng lên theo vị trí chức danh đảm nhiệm.

Với mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã chọn chương trình đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực tỉnh là một trong 5 chương trình trọng tâm. Để thực hiện có hiệu quả, ngay sau đại hội, BTV Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã lãnh đạo UBND tỉnh rà soát, xây dựng kế hoạch để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Sau khi đánh giá, phân loại đội ngũ cán bộ cơ sở, xác định số cán bộ cần đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị để bố trí trong thời gian tới; số cán bộ tuổi cao, sức yếu phải bố trí nghỉ để đưa số cán bộ trẻ được đào tạo từng bước thay thế, UBND tỉnh chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các huyện có lộ trình tổ chức cử CBCC cấp xã đi đào tạo. Từ năm 2016 đến tháng 8-2018, đã có 2.108 cán bộ được cử đi đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp (vượt mục tiêu chương trình đề ra); nâng tổng số CBCC cấp xã có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên đạt 93,5%. Chất lượng CBCC cấp xã được nâng lên, cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, có ý thức trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, giữ gìn nếp sống văn hóa nơi công sở. Bên cạnh đó, chất lượng đại biểu HĐND cấp xã được nâng lên đáng kể, vai trò, trách nhiệm và hiệu quả của HĐND trong việc ra nghị quyết và kiểm tra, giám sát các hoạt động của UBND cùng cấp trong gần 3 năm được nâng lên. Đã bồi dưỡng kỹ năng, hoạt động theo quy định cho 16.066 người là đại biểu HĐND cấp xã, đạt 100%. Công tác quản lý, điều hành của UBND xã, phường, thị trấn có bước chuyển biến tích cực, tình trạng cán bộ thiếu sâu sát cơ sở, tệ quan liêu xa dân dần được khắc phục. MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội đã khắc phục biểu hiện hành chính hóa; tăng cường đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, thu hút, tập hợp rộng rãi các tầng lớp nhân dân, tạo sự chuyển biến và thống nhất từ xã, phường, thị trấn đến thôn, làng, tổ dân phố; bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên, đoàn viên.

Những năm gần đây, bên cạnh việc triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương về công tác cán bộ, BTV Tỉnh ủy Thanh Hóa đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chính quyền triển khai nhiều chương trình, đề án về xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Từ năm 2016, tỉnh đã triển khai đề án bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã với quy mô 8.000 người/năm. Để chương trình bồi dưỡng đạt chất lượng, hiệu quả, tỉnh đã khảo sát, nghiên cứu nhu cầu bồi dưỡng của công chức cấp xã, xây dựng bảng mô tả công việc cụ thể đối với từng chức danh, từng vị trí việc làm của công chức cấp xã, xác định những điểm bất cập trong kiến thức, kỹ năng mà chức danh, vị trí việc làm đó yêu cầu. Theo thống kê, hiện nay toàn tỉnh có 13.713 CBCC cấp xã, phường, thị trấn, trong đó trình độ học vấn, trình độ chuyên môn sau đại học có 24 người, chiếm 0,2%; trình độ đại học 3.484 người, chiếm 25,6%; trình độ cao đẳng 704 người, chiếm 5,2%; trình độ trung cấp 6.936 người, chiếm 51%; trình độ sơ cấp 549 người, chiếm 4%; còn 663 CBCC cấp xã chưa qua đào tạo, giảm 435 người so với năm 2015.

Nhằm nâng cao trình độ lý luận chính trị và bồi dưỡng, cập nhật kiến thức đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã những năm gần đây, thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của BTV Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sở Nội vụ, UBND các huyện đã phối hợp với Trường Chính trị tỉnh mở các lớp bồi dưỡng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCC. Mở rộng dân chủ trong việc phát hiện, tạo nguồn cán bộ, tích cực tuyển chọn xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đối với cán bộ người dân tộc thiểu số tại chỗ đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Qua đào tạo, bồi dưỡng, đã góp phần nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, kỹ năng điều hành và thực thi nhiệm vụ của CBCC cấp xã, từng bước xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã đủ tiêu chuẩn, chức danh; có trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội ở các địa phương.

Để hoàn thành mục tiêu đề ra đến năm 2020 có 95% CBCC cấp xã đạt chuẩn về trình độ đào tạo theo quy định, thời gian tới các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh tiếp tục thực hiện rà soát tổng thể đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn về số lượng, chất lượng theo từng nhóm chức danh, gắn với vị trí công việc, chú trọng đến CBCC người dân tộc thiểu số, CBCC là nữ để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Trong đào tạo, bồi dưỡng chú ý kết hợp trang bị kiến thức chuyên môn, kỹ năng và nghiệp vụ tại cơ sở, ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng các kỹ năng cán bộ, công chức còn yếu như giao tiếp, tiếp dân, tham mưu, đề xuất giải quyết công việc, soạn thảo văn bản. Xây dựng cơ chế khuyến khích đội ngũ CBCC xã chủ động tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng. Nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cần được đổi mới theo hướng thiết thực, sát với đối tượng và mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng; quan tâm đến cơ sở vật chất và xây dựng đội ngũ giảng viên làm công tác giảng dạy, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, hiện đại. Thực hiện đánh giá tổng quát khách quan và minh bạch chất lượng, CBCC chính quyền cấp xã sau đào tạo, bồi dưỡng; đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý CBCC cấp xã để từ đó có những điều chỉnh kịp thời nhằm có đội ngũ CBCC cấp xã “vừa hồng, vừa chuyên”.


Bài và ảnh: Minh Hiếu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]