(Baothanhhoa.vn) - Khi đất nước lâm nguy, những chàng trai, cô gái quả cảm đã không tiếc tuổi thanh xuân sẵn sàng xông pha ra chiến trường, quyết tử vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Hòa bình lập lại, nhiều người lính năm xưa vẫn phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, tiếp tục chiến đấu trên mặt trận mới - mặt trận chống đói nghèo và trở thành những tấm gương sáng trong phát triển kinh tế. Thương binh 4/4 Nguyễn Xuân Thơ, thôn Dân Chính, xã Thiệu Chính (Thiệu Hóa) là một điển hình.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Cựu chiến binh Nguyễn Xuân Thơ - một đời học Bác

Khi đất nước lâm nguy, những chàng trai, cô gái quả cảm đã không tiếc tuổi thanh xuân sẵn sàng xông pha ra chiến trường, quyết tử vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Hòa bình lập lại, nhiều người lính năm xưa vẫn phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, tiếp tục chiến đấu trên mặt trận mới - mặt trận chống đói nghèo và trở thành những tấm gương sáng trong phát triển kinh tế. Thương binh 4/4 Nguyễn Xuân Thơ, thôn Dân Chính, xã Thiệu Chính (Thiệu Hóa) là một điển hình.

Cựu chiến binh Nguyễn Xuân Thơ - một đời học Bác

Mô hình trang trại tổng hợp của cựu chiến binh Nguyễn Xuân Thơ.

Sinh ra từ vùng quê thuần nông, lớn lên đến tuổi trưởng thành, cũng như bao thanh niên khác, năm 1974, bác Nguyễn Xuân Thơ lên đường nhập ngũ vào Cục Nghiên cứu Bộ Tổng tham mưu. Sau một thời gian huấn luyện tại Hà Nội, bác được tăng cường vào mặt trận T4 Quảng Đà (Quảng Nam – Đà Nẵng) tham gia chiến đấu và bị thương. Bác chuyển ra Bắc, về Tiểu đoàn 6, Bộ Tổng tham mưu Hải quân và được cử đi học. Sau khi tốt nghiệp Trung cấp mỏ địa chất, từ năm 1977 đến năm 1980, bác được giao làm nhiều công việc khác nhau để phục vụ cho chiến tranh biên giới Tây Nam và chiến tranh biên giới phía Bắc. Đến năm 1987, khi đang là Phó đội trưởng Tiểu đoàn 6, Bộ Tổng tham mưu Hải quân, bác Thơ xin về Thanh Hóa công tác.

Năm 1990, sau khi nghỉ công tác, bác Nguyễn Xuân Thơ trở về sinh sống cùng gia đình tại địa phương và được tín nhiệm bầu làm bí thư chi bộ, rồi trưởng thôn Dân Chính. Dù ở công việc nào, bác cũng luôn phát huy phẩm chất của người lính Cụ Hồ, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Bác Thơ chia sẻ: “Xác định rõ nhiệm vụ tổ chức phân công, tôi luôn tích cực học tập, trao đổi với người đi trước để có kinh nghiệm áp dụng vào thực tiễn công việc, đồng thời chủ động nắm chỉ thị, nghị quyết của các cấp để xây dựng kế hoạch sát với tình hình thực tế của thôn. Đặc biệt, là người trưởng thành trong quân đội, tôi luôn áp dụng việc học và làm theo Bác vào suy nghĩ và hành động hằng ngày để hoàn thành công việc được hiệu quả”.

Trên mảnh đất thuần nông, làm gì để tạo ra sản phẩm cho thu nhập cao luôn là điều bác Thơ trăn trở. Với bản lĩnh của người lính vốn không ngại khó, không ngại khổ, bác Thơ bắt tay vào làm kinh tế. Năm 2011, bác quyết định đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp với việc mua 1 máy làm đất, 3 máy gặt phục vụ bà con nông dân. Thời kỳ đầu bác làm ăn khá hiệu quả, dần dần số máy phục vụ sản xuất nông nghiệp trong xã tăng lên, thu nhập giảm đi nên bác quyết định chuyển hướng làm ăn. Năm 2018, khi xã Thiệu Chính thực hiện chủ trương dồn điền, đổi thửa, bác Thơ bàn với vợ con và quyết định dồn đổi diện tích đất của gia đình và thuê thêm diện tích đất nông nghiệp vùng trũng kém hiệu quả của bà con nông dân để thực hiện mô hình trang trại tổng hợp. Với diện tích 3 ha, bác đầu tư gần 1 tỷ đồng nuôi cá – lúa, cá giống và trồng cây ăn quả.

Để thực hiện mô hình, bác Thơ đầu tư hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất, đầu tư đường giao thông phục vụ đi lại và hệ thống điện phục vụ sinh hoạt. Mô hình của bác được chia thành 4 khu riêng biệt. khu 1, khu 2 chuyên sản xuất cá giống; khu 3 là cá – lúa kết hợp và khu 4 là đất nguyên canh để thu hoạch lươn, trạch, tôm, cua tự nhiên. Để khai thác hết diện tích đất xung quanh 4 khu vực nuôi, bác Thơ tiếp tục đầu tư trồng gần 200 gốc na, bưởi, xoài, hồng xiêm, 400 gốc chuối và 100 gốc mít Thái, mít ruột đỏ Malaysia, năm nay đã bắt đầu cho thu hoạch. Từ công sức và đôi bàn tay lao động chăm chỉ, bền bỉ, mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình bác Thơ đã cho quả ngọt với thu nhập mỗi năm từ 350 đến 400 triệu đồng sau khi đã trừ chi phí, tạo việc làm cho 6 lao động địa phương.

Bác Lữ Đoàn Kế, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Thiệu Chính cho biết: “Dù đã đi qua 2/3 cuộc đời người nhưng phẩm chất của người lính Cụ Hồ vẫn luôn sống mãi trong lòng cựu chiến binh Nguyễn Xuân Thơ. Nhờ dám nghĩ, dám làm, cựu chiến binh Nguyễn Xuân Thơ không chỉ thoát nghèo mà còn có của ăn của để, là tấm gương sáng cho nhiều hội viên học tập, noi theo”.

“Cả đời tôi luôn cố gắng làm theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Thương binh tàn nhưng không phế”. Tôi còn sức lực thì vẫn sẽ còn cố gắng lao động để xây dựng đời sống no đủ và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Với tôi, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng không chỉ là đòi hỏi của cuộc sống mà còn là danh dự, phẩm chất của người lính Cụ Hồ trên mặt trận mới”, cựu chiến binh Nguyễn Xuân Thơ chia sẻ.

Bài và ảnh: Tố Phương


Bài và ảnh: Tố Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]