(Baothanhhoa.vn) - Trong cuộc sống cũng như trong bóng đá, lo lắng là một biểu hiện của sự quan tâm. Nhưng để sự quan tâm thực sự cần thiết và đúng đắn, cần phải có ứng xử phù hợp.

V.League nghỉ dài ngày: Dường như chúng ta đang đi ngược!

Trong cuộc sống cũng như trong bóng đá, lo lắng là một biểu hiện của sự quan tâm. Nhưng để sự quan tâm thực sự cần thiết và đúng đắn, cần phải có ứng xử phù hợp.

V.League nghỉ dài ngày: Dường như chúng ta đang đi ngược!

V. League nghỉ 4 tháng để nhường chỗ cho các đội tuyển tập trung.

Tất cả cùng duy trì vì… quan tâm

Sau quãng thời gian bị xáo trộn bởi đại dịch COVID-19. Giải vô địch quốc gia trở lại với niềm hứng khởi cùng đam mê chơi và thưởng thức bóng đá. Nhưng rồi tất cả lại bị cắt vụn bởi một quyết sách khá lạ. Giải đấu trong nước lại tiếp tục “đóng băng” cho đến hết tháng 6 (sau khi Vòng chung kết U23 châu Á kết thúc) để nhường chỗ cho các đội tuyển làm nhiệm vụ. Đáng nói, V. League ở mùa giải năm nay mới thi đấu được 4 vòng. Sự “tạm dừng” cũng đặt cả nền bóng đá phải “duy trì” dù trong trạng thái... không đá bóng. Câu lạc bộ sẽ phải cố gắng duy trì mô hình hoạt động, cầu thủ không được gọi lên tuyển cũng phải duy trì thể lực, từ mặt cỏ cũng phải duy trì để sẵn sàng đáp ứng…

Nguyên nhân dẫn đến V. League phải nghỉ dài thì ai cũng rõ và nó đến từ lý do đầy nhân văn. VFF muốn các đội tuyển có thêm thời gian tập luyện, lắp ráp đội hình. Đặc biệt là trong bối cảnh bóng đá Việt Nam vừa mới “thay tướng”. Đội tuyển Việt Nam cũng rất cần thành tích để kéo niềm tin chờ lại người hâm mộ sau quãng thời gian bị chùng xuống.

Bên cạnh đó, mục tiêu hướng tới của bóng đá Việt Nam là được dự sân chơi World Cup và VFF đã có những điều chỉnh từ lịch thi đấu (diễn ra trong 2 năm âm lịch). Bây giờ những người làm bóng đá Việt Nam muốn các câu lạc bộ góp sức vì mục tiêu chung. Và có thể “cái kiểu” nghỉ dài này sẽ còn tiếp diễn cho nên các câu lạc bộ cũng phải tìm cách thích ứng.

Nhưng bởi chúng ta đi ngược...

Rất nhiều quan điểm phản đối gay gắt về cách làm của VFF. Họ cho rằng "Không có nước nào trên thế giới lại cho giải vô địch quốc gia nghỉ vài tháng để các đội tuyển quốc gia làm nhiệm vụ như ở Việt Nam”. Sự tranh cãi giữa các bên cùng những lí lẽ được đưa ra đã phản ánh rất rõ bản chất và cách làm bóng đá của Việt Nam.

Tất cả các nền bóng đá phát triển, đều làm theo quy trình: phát hiện - đào tạo trẻ - rèn luyện qua giải vô địch quốc gia – rồi cống hiến cho đội tuyển. Nhưng dường như chúng ta đang thực hiện cuộc “đại nhảy vọt” khi bỏ qua sự rèn luyện tại giải vô địch quốc gia. Bằng chứng là rất nhiều cầu thủ U23 Việt Nam đang thi đấu tại Doha Cup 2023 chưa được nếm trải cảm giác thi đấu tại V. League hay giải hạng Nhất. Và câu chuyện nếu V. League nghỉ thi đấu tới khoảng 4 tháng trời thì cảm giác chơi bóng của các cầu thủ sẽ như thế nào?.

V.League nghỉ dài ngày: Dường như chúng ta đang đi ngược!

Những thất bại liên tiếp của U23 Việt Nam tại Doha Cup 2023 một phần do chúng ta làm không đúng quy trình.

Vấn đề tiếp theo có thể nhìn thấy, sân chơi V. League đã cố gắng giới hạn ngoại binh nhưng chưa “nâng tầm” được chất lượng cầu thủ nội. Điều này, gây nên không ít hoài nghi về việc chất lượng cầu thủ khi lên tuyển. Sự hoài nghi này đến với ngay cả những người làm bóng đá. Và họ thực sự nghi ngờ vào chất lượng rèn luyện nhân lực cho đội tuyển ở giải V. League, nên cũng chẳng mặn mà lắm về cái gọi là cường độ thi đấu tại sân chơi V. League.

Cuối cùng, ở các nền bóng đá phát triển, ngay cả nền bóng đá Thái Lan, sự phân tầng các lứa đội tuyển là rất rõ ràng, mạch lạc sao cho phù hợp và hiệu quả. Nhưng điều này chưa thấy được ở cách làm bóng đá của chúng ta, khi lứa trẻ tập trung - là giải vô địch quốc gia cũng nghỉ để lấy quân. Và cả sự chồng chéo trong cách sắp xếp các lứa trẻ. Đây chắc chắn là vấn đề mà những người quản lý phải nhìn nhận để giải quyết.

Chúng ta không nghi ngờ về tình yêu của người hâm mộ dành cho đội tuyển. Cùng đừng nên nghi ngờ về sự quan tâm của những người quản lý. Nhưng có quyền hoài nghi về cách làm bóng đá của VFF đã thực sự chuyên nghiệp hay chưa?.

Chẳng thể có một nền bóng đá phát triển bền vững nếu như cứ mạnh ai người nấy làm. Phải có sự thống nhất cao và tìm ra nhiều hướng giải quyết vấn đề với mục tiêu thống nhất là nâng cao chất lượng bóng đá Việt Nam. Còn bây giờ, dường như chúng ta đang đi ngược.

Thắng Nguyễn

Nguồn ảnh: ST.


Thắng Nguyễn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]