(Baothanhhoa.vn) - Chỉ còn chưa đầy một tuần lễ nữa Vòng loại U23 châu Á 2020 sẽ chính thức khởi tranh (từ 22 đến 26-3-2019). Bốn đội bóng ở bảng K là U23 Việt Nam, U23 Indonesia, U23 Thái Lan và U23 Brunei sẽ cạnh tranh 1 tấm vé vào Vòng Chung kết (tập thể xếp thứ 2 phải cạnh tranh 4 tấm vé vớt với 10 đội cùng thứ hạng ở 10 bảng đấu còn lại). Điều đáng nói là dẫu “cửa” vào Vòng Chung kết rất hẹp nhưng với người Thái, đây chỉ là màn khởi động đúng nghĩa.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Trước Vòng loại U23 châu Á 2020: Khi người Thái “hành xác”!

Trước Vòng loại U23 châu Á 2020: Khi người Thái “hành xác”!

(Ảnh minh họa)

Chỉ còn chưa đầy một tuần lễ nữa Vòng loại U23 châu Á 2020 sẽ chính thức khởi tranh (từ 22 đến 26-3-2019). Bốn đội bóng ở bảng K là U23 Việt Nam, U23 Indonesia, U23 Thái Lan và U23 Brunei sẽ cạnh tranh 1 tấm vé vào Vòng Chung kết (tập thể xếp thứ 2 phải cạnh tranh 4 tấm vé vớt với 10 đội cùng thứ hạng ở 10 bảng đấu còn lại). Điều đáng nói là dẫu “cửa” vào Vòng Chung kết rất hẹp nhưng với người Thái, đây chỉ là màn khởi động đúng nghĩa.

Bởi Thái Lan là quốc gia đăng cai Vòng Chung kết, đồng nghĩa họ nghiễm nhiên có 1 suất vào thẳng. Nhưng thay vì cho cầu thủ dưỡng sức (cũng là cách “giấu bài”), “người Thái” bất ngờ chọn giải pháp “bung lực lượng” - họ xin được thi đấu vòng loại. Cần nói thêm là và bất luật kết quả bảng K ra sao, Thái Lan vẫn góp mặt trong vòng đấu của 16 anh tài châu lục như đã đề cập.

Việc người Thái chủ động “hành xác” khiến chúng ta không thể không liên tưởng tới M150 Cup 2017 - một giải giao hữu cách đây 2 năm mà Thái Lan cũng đứng ở vị thế chủ nhà. Ban đầu, tận dụng “quyền chủ nhà”, Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT) đã xếp đội nhà cùng bảng với U23 Việt Nam và U23 Mynamar. Trong bối cảnh M150 Cup 2017 thi đấu theo thể thức: Hai đội đứng đầu mỗi bảng tranh ngôi vô địch, thứ hạng 3 chung cuộc sẽ được tranh chấp bởi hai đội xếp nhì - thì sự sắp xếp theo cách “chọn đối thủ yếu để đảm bảo có huy chương” được các chuyên gia bóng đá nước nhà nhận định là “đương nhiên”, “nếu là chủ nhà, chúng ta sẽ làm như vậy!”.

Ấy thế nhưng, trước giờ bóng lăn, người Thái bất ngờ “cơ cấu lại” bảng đấu. Họ đưa U23 Uzbekistan, U23 Việt Nam và U23 Mynamar vào một nhóm đồng thời xếp mình vào bảng đấu có sự hiện diện hai đội bóng hàng đầu châu lục. Với đẳng cấp và thực lực của từng tập thể, ai cũng hiểu: Trước U23 Nhật Bản và U23 Triều Tiên, khả năng U23 Thái Lan “trắng tay” là cực lớn.

Dù muốn dù không thì với những phép tính này, phải thừa nhận “người Thái” thực tế hơn chúng ta rất nhiều. Họ không chạy theo thành tích nhất thời, không ảo tưởng về những tấm huy chương ở các giải giao hữu mà luôn tận dụng tối đa những sân chơi “vô thưởng vô phạt” để cọ sát, nâng tầm đội tuyển, tạo điều kiện để cầu thủ trẻ có dịp trưởng thành.

Đây quả là một nước cờ khôn ngoan, thể hiện tầm nhìn sâu, rộng của một nền bóng đá luôn đề cao tính hướng thượng. Nó hoàn toàn khác biệt với “căn bệnh thành tích” của các quan chức bóng đá nước nhà. Lịch sử sân cỏ quốc nội đã chứng minh: Ở các giải giao hữu, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) thường lựa chọn những nền túc cầu giáo “thường thường bậc trung” để khi tấm màn nhung khép lại, đội bóng áo đỏ có ngôi sao vàng nơi ngực trái không lỗi hẹn với huy chương.

Chẳng nói đâu xa, trong chiến dịch chuẩn bị cho Vòng loại U23 châu Á 2020, để tạo hưng phấn (thực chất là “hưng phấn ảo”) cho thầy trò huấn luyện viên Park Hang Seo, trước khi lên đường, U23 Việt Nam sẽ được VFF sắp xếp đá giao hữu với... Đài Loan (Trung Quốc) - một trong những tập thể kém nhất châu lục, chưa thi đấu U23 Việt Nam đã cầm chắc chiến thắng.

Với những toan tính kiểu “ăn xổi” này, sẽ không ngạc nhiên nếu một lần nữa chúng ta lại “thử kêu - đốt xịt” (thắng ở giải giao hữu, thua khi thi đấu chính thức).

Mạnh Hà


Mạnh Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]