(Baothanhhoa.vn) - Như chúng ta đã biết, diễn biến trận Tứ kết Asian Cup 2019 giữa Việt Nam và Nhật Bản đã nằm ngoài dự đoán của hầu hết các chuyên gia khi đội bóng áo đỏ đã có 90 phút thi đấu đầy quả cảm và không hề lép vế trước người Nhật - từng 4 lần đăng quang ở sân chơi châu lục. Song, lần đầu tiên công nghệ Video Assistant Referee (băng ghi hình hỗ trợ trọng tài, viết tắt là VAR) được áp dụng ở châu Á mới là điểm nhấn của trận thư hùng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Dư âm trận đấu sớm vòng Tứ kết Asian Cup 2019 Việt Nam - Nhật Bản (0-1): VAR - công nghệ chỉ hỗ trợ chứ không thay thế con người

Như chúng ta đã biết, diễn biến trận Tứ kết Asian Cup 2019 giữa Việt Nam và Nhật Bản đã nằm ngoài dự đoán của hầu hết các chuyên gia khi đội bóng áo đỏ đã có 90 phút thi đấu đầy quả cảm và không hề lép vế trước người Nhật - từng 4 lần đăng quang ở sân chơi châu lục. Song, lần đầu tiên công nghệ Video Assistant Referee (băng ghi hình hỗ trợ trọng tài, viết tắt là VAR) được áp dụng ở châu Á mới là điểm nhấn của trận thư hùng.

Dư âm trận đấu sớm vòng Tứ kết Asian Cup 2019 Việt Nam - Nhật Bản (0-1): VAR - công nghệ chỉ hỗ trợ chứ không thay thế con người

Ảnh minh họa.

Nếu nhìn vào diễn biến thực tế trên sân bóng, có thể nói, VAR đã góp phần giúp trận Tứ kết đầu tiên của Asian Cup 2019 bớt đi những sóng gió khi không có những cự cãi, phàn nàn sau mỗi lần ông trọng tài chính người Các tiểu vương quốc A rập thống nhất M.H. Mohamed quyết định xem lại băng ghi hình. Tuy nhiên, điều người hâm mộ cảm thấy không thật sự thuyết phục là thời điểm vị “vua sân cỏ” quyết định dừng trận đấu và thời lượng xem lại băng ghi hình.

Lấy ví dụ từ tình huống đội bóng xứ mặt trời mọc được hưởng quả đá phạt 11m (phút 57). Ai cũng nhận thấy đấy là pha bóng rất khó phát hiện ra lỗi, bởi vậy ông “vua sân cỏ” phải xem đi xem lại hình ảnh (mất chừng một phút) mới dám chỉ tay vào chấm phạt đền. Thêm nữa, dường như ngay cả tổ trọng tài điều khiển máy quay cũng chỉ “ngờ ngợ” nhận thấy điều gì bất thường nên khi trận đấu đã tiếp diễn được chừng 2 phút thì họ mới chuyển những băn khoăn này đến tai trọng tài chính (qua bộ đàm siêu nhỏ).

Điều đó có nghĩa: Có tới khoảng 3 phút “chết” (tính từ khi hậu vệ Bùi Tiến Dũng phạm lỗi đến khi ông Mohamed “sửa sai”) nhưng thời gian bù giờ của hiệp đấu này chỉ 2 phút. Điều này xem ra không hợp lý và là nguyên nhân khiến đây đó rộ lên quan điểm: VAR đã “can thiệp thô bạo”, thậm chí đã “giết” trận Tứ kết; Việt Nam trở thành “nạn nhân” của công nghệ ở sân chơi không cần thiết phải sử dụng công nghệ!

Một chi tiết không thể không lưu ý là khi quyết định sử dụng sự trợ giúp từ video, Ban tổ chức Asian Cup 2019 (trước đó là Ban tổ chức World Cup 2018) luôn khẳng định: Mọi quyết định cuối cùng đều thuộc về trọng tài chính. Người điều khiển trận đấu có quyền xem hoặc không xem lại băng hình; nếu xem lại vẫn có quyền bảo lưu quan điểm trước đó.

Nói cách khác, ở trận Tứ kết Việt Nam - Nhật Bản, VAR đã và vẫn sẽ chỉ là chiếc máy trung thực, một công cụ hỗ trợ. Nó không phải và không thể làm thay công việc của một trọng tài mà chỉ hỗ trợ người cầm còi khi cần thiết.

Vậy nên, đừng đổ lỗi cho VAR. Công nghệ không có tội. Ngược lại, chính nhờ VAR mà khán giả cả nước mới có cơ hội xem lại một cách kỹ lưỡng tình huống thổi phạt 11m “định mệnh”.

Đây cũng là “thông điệp” mà Ban tổ chức V.League 2019 muốn nhắn gửi đến người hâm mộ nước nhà khi giải bóng đá chuyên nghiệp vô địch quốc gia năm nay sẽ được áp dụng công nghệ ở một số trận cầu “đinh” của mùa bóng.

Mạnh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]