(Baothanhhoa.vn) - Lang Chánh là huyện còn nhiều thiếu thốn về cơ sở vật chất và khó khăn cho hoạt động thể dục, thể thao (TDTT). Trong đó, chưa có sân vận động cấp huyện đạt chuẩn cả về kích thước và hạ tầng cơ sở, chưa có nhà thi đấu cấp huyện.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Khó khăn trong xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT tại các huyện miền núi

Khó khăn trong xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT tại các huyện miền núi

Giải bóng chuyền truyền thống Ngọc Trạo được huyện Thạch Thành tổ chức hàng năm, thu hút hàng nghìn lượt người theo dõi, cổ vũ sôi nổi.

Lang Chánh là huyện còn nhiều thiếu thốn về cơ sở vật chất và khó khăn cho hoạt động thể dục, thể thao (TDTT). Trong đó, chưa có sân vận động cấp huyện đạt chuẩn cả về kích thước và hạ tầng cơ sở, chưa có nhà thi đấu cấp huyện.

Sân vận động và nhà thi đấu cấp huyện chính là hai hạng mục quan trọng phải có trong kết cấu hạ tầng cho hoạt động TDTT của các địa phương. Qua khảo sát, toàn huyện hiện có 5 sân tập kích thước 60x90, 89 sân chơi, bãi tập nằm ở các xã, thị trấn. Ngoài ra, có 34 sân cầu lông và 4 bàn bóng bàn với điều kiện, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu luyện tập TDTT của người dân. Những khó khăn về cơ sở vật chất cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng huyện chỉ tổ chức được 1-2 giải đấu thể thao cấp huyện; ở cấp xã là 3-4 giải/năm. Nhiều năm liền, mỗi lần tổ chức những sự kiện lớn như Đại hội TDTT, Hội khỏe Phù Đổng cấp huyện đều phải đi mượn địa điểm tổ chức, tận dụng nhà đa năng của một số trường học. Hiện nay, huyện đã có quy hoạch quỹ đất cho sân vận động huyện, nhà thi đấu nhưng chưa có nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng, công tác xã hội hóa còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, nhiều năm gần đây thành tích thi đấu của huyện Lang Chánh tại các giải đấu cấp tỉnh, hội thi thể thao các dân tộc không cao. Nhiều môn thế mạnh của huyện như bóng chuyền nữ, bắn nỏ đã không giành được thành tích cao như trước kia.

Một số huyện khác ở khu vực miền núi Thanh Hóa cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự như Mường Lát, Thường Xuân, Quan Sơn, Quan Hóa, Như Xuân. Các công trình cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT chủ yếu là các sân tập chưa đạt tiêu chuẩn, kích thước tại các khu dân cư chủ yếu dành cho các môn bóng chuyền, một số môn thể thao dân tộc. Ngoài ra, các sân cầu lông, bàn bóng bàn chủ yếu là ở các cơ quan, đơn vị, trường học với điều kiện còn khó khăn, thiếu thốn. Việc hình thành và phát triển mô hình các câu lạc bộ thể thao các môn nói trên ở các khu dân cư còn ít, chưa phổ biến do thiếu sân tập, người tập.

Bên cạnh thực trạng khó khăn nói trên, tại khu vực miền núi những năm gần đây đã ghi nhận sự cố gắng, quan tâm của nhiều địa phương trong công tác xây dựng các công trình, hạng mục cho hoạt động TDTT, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. Thạch Thành là một trong những huyện tiêu biểu nhất. Ngoài sân vận động, nhà thi đấu cấp huyện, trên địa bàn còn có 17 sân vận động lớn, 12 sân vận động nhỏ, 9 nhà tập luyện, 295 sân bóng chuyền, 172 sân cầu lông, 86 bàn bóng bàn. Để đáp ứng nhu cầu luyện tập môn bơi, nhất là triển khai chương trình bơi phòng chống đuối nước, cứu đuối, trong 2 năm trở lại đây, huyện Thạch Thành đã có 3 bể bơi đạt tiêu chuẩn tại thị trấn Kim Tân và xã Thạch Quảng. Ngoài ra, còn có hệ thống sân bóng đá cỏ nhân tạo hiện đại tại xã Thạch Quảng. Tổng kinh phí đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT của huyện Thạch Thành trong 2 năm trở lại đây ước tính hàng chục tỷ đồng, trong đó phần lớn là từ công tác xã hội hóa. Huyện cũng đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đầu tư xây dựng các công trình, hạng mục cơ sở vật chất TDTT đáp ứng nhu cầu rèn luyện ngày càng cao của nhân dân. Huyện cũng chỉ đạo các xã, thị trấn lồng ghép việc thực hiện xây dựng nông thôn mới với nâng cao chất lượng các thiết chế văn hóa – thể thao ở cơ sở để có được ngày càng nhiều hơn các công trình, hạng mục cho hoạt động TDTT ở cơ sở. Hằng năm, huyện cũng tổ chức được gần 10 giải thể thao cấp huyện, ngoài ra các xã, thị trấn, đơn vị tổ chức được trên 50 giải đấu. Thạch Thành cũng là một trong những địa phương dẫn đầu về phong trào TDTT ở khu vực miền núi và cũng nằm trong tốp đầu toàn tỉnh về thành tích.

Qua đánh giá của Phòng nghiệp vụ TDTT, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, một số địa phương khác có sự tiến bộ mạnh về việc xây dựng và nâng cao điều kiện về cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT có thể kể ra như Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Như Thanh, Bá Thước. Sự quan tâm của huyện, cách làm chủ động, sáng tạo của các địa phương, đơn vị chính là cơ sở quan trọng để các địa phương nỗ lực nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, qua đó tiếp tục thúc đẩy phong trào TDTT phát triển, để cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” thiết thực, hiệu quả hơn. Điều quan trọng nhất, đó chính là đáp ứng được nhu cầu rèn luyện TDTT của nhân dân, nâng cao thể chất trong tình hình mới hiện nay. Trên cơ sở tình hình, điều kiện thực tế và thế mạnh, các huyện miền núi cần có quy hoạch cụ thể xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động TDTT nhất là sân vận động, nhà thi đấu cấp huyện, trung tâm văn hóa – TDTT cấp xã, các sân tập thể thao, phòng tập tại các khu dân cư. Đối với các huyện hiện còn gặp nhiều khó khăn, bên cạnh việc dành quỹ đất, kinh phí hỗ trợ của Nhà nước, rất cần đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực để xây dựng công trình TDTT, tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực TDTT, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về luyện tập TDTT của nhân dân.

Mạnh Cường


Mạnh Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]