Ngày 5/1, Cục trưởng Cục Ngân sách (BB) của Thái Lan Dechapiwat Na Songkhla khẳng định chính phủ nước này có đủ ngân sách để khắc phục hậu quả kinh tế do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra hiện nay.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thái Lan khẳng định đủ ngân sách để khắc phục hậu quả kinh tế

Ngày 5/1, Cục trưởng Cục Ngân sách (BB) của Thái Lan Dechapiwat Na Songkhla khẳng định chính phủ nước này có đủ ngân sách để khắc phục hậu quả kinh tế do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 gây ra hiện nay.

Thái Lan khẳng định đủ ngân sách để khắc phục hậu quả kinh tế

Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại trung tâm thương mại ở Bangkok, Thái Lan. (Ảnh: AFP/ TTXVN)

Người đứng đầu BB cho biết Chính phủ Thái Lan hiện vẫn còn hơn 600 tỷ baht (THB-khoảng 20 tỷ USD) từ khoản ngân sách dự phòng trung ương của tài khóa trước và gói hỗ trợ kinh tế 1.000 tỷ THB được đưa ra năm 2019.

Ngoài ra, Chánh văn phòng Quản lý nợ công Patricia Mongkhonvanit cho biết Chính phủ của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha vẫn còn khoảng 400 tỷ THB (hơn 13 tỷ USD) từ gói hỗ trợ kinh tế 1.000 tỷ THB khắc phục hậu quả của dịch COVID-19.

Theo sắc lệnh ban hành gói hỗ trợ kinh tế này, chính phủ đã phân bổ 370 tỷ THB, trong đó có 348 tỷ THB dành cho phục hồi kinh tế -xã hội.

Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Thái Lan , khiến hàng loạt người lao động mất việc làm.

Thống kê mới nhất cho thấy hơn 100.000 lao động Thái Lan đã mất việc hoặc bị đình chỉ công việc do hơn 6.000 doanh nghiệp ở 28 tỉnh phải đóng cửa sau đợt bùng phát mới của dịch COVID-19.

Theo Bộ trưởng Lao động Thái Lan Suchart Chomklin, những người lao động có bảo hiểm bị thất nghiệp do đại dịch có thể bắt đầu nộp đơn xin bồi thường từ ngày 4/1. Hệ thống thanh toán đã được cải thiện để đảm bảo người lao động nhận được tiền bồi thường nhanh hơn so với đợt bùng phát đầu tiên vào đầu năm 2020.

Theo kế hoạch, Ngân hàng Trung ương Thái Lan (BoT) và Hiệp hội Ngân hàng Thái Lan (TBA) sẽ nhóm họp trong ngày 6/1 để thảo luận các biện pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp.

Một nguồn tin trong thị trường tài chính tiết lộ hiện tại BoT và TBA đã thống nhất về 3 trụ cột gồm “tái cấu trúc, phục hồi và cải cách” nhằm duy trì tính ổn định tài chính của các định chế tài chính.

Ủy ban hỗn hợp thường trực về thương mại, công nghiệp và ngân hàng (JSCCIB) cũng đang lên kế hoạch đánh giá lại triển vọng kinh tế của Thái Lan trong năm 2021 khi các biện pháp mạnh mẽ hơn của nhà nước để đối phó với đợt bùng phát mới của dịch COVID-19 đã bắt đầu ảnh hưởng đến việc làm ở các tỉnh có nguy cơ.

Sự gia tăng các ca lây nhiễm hằng ngày kể từ cuối năm 2020, với 745 ca mắc mới trong ngày 4/1-mức cao nhất kể từ khi dịch bùng phát, đồng nghĩa một số lĩnh vực kinh doanh bị ảnh hưởng, đặc biệt là nhà hàng.

Chủ tịch Liên đoàn các ngành công nghiệp Thái Lan (FTI) Supant Mongkolsuthree cho biết tình hình đó đã khiến JSCCIB phải xem xét lại tác động của đại dịch đối với nền kinh tế.

Cùng ngày, Cơ quan thống kê Philippines (PSA) cho biết lạm phát của Philippines trong tháng 12/2020 ở mức 3,5%, cao hơn mức 3,3% của tháng 11, do giá thực phẩm và đồ uống không cồn tăng cao.

Trao đổi với báo giới, Giám đốc PSA Dennis Mapa nhấn mạnh đây là mức lạm phát cao nhất được ghi nhận kể từ tháng 3/2019. Lạm phát tháng 12 tăng chủ yếu do giá thực phẩm và đồ uống không cồn tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2019, cao hơn mức tăng 4,3% của tháng 11.

Tính trung bình cả năm 2020, lạm phát của Philippines ở mức 2,6%, vẫn nằm trong mục tiêu của chính phủ nước này duy trì lạm phát ở mức từ 2%-4% trong năm 2020. Do đó, Philippines chưa tính đến việc sử dụng biện pháp nới lỏng tiền tệ ngay lập tức để hỗ trợ nền kinh tế bị ảnh hưởng từ đại dịch.

Theo AFP


Theo AFP

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]