Báo Le Monde cho biết sự phục hồi của các dịch vụ du lịch và tài chính không đủ bù đắp cho thâm hụt thương mại hàng hóa của Pháp trong sáu tháng đầu năm 2022 do tác động của giá năng lượng tăng cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Pháp: Thương mại thâm hụt 71 tỷ euro vì giá năng lượng tăng cao

Báo Le Monde cho biết sự phục hồi của các dịch vụ du lịch và tài chính không đủ bù đắp cho thâm hụt thương mại hàng hóa của Pháp trong sáu tháng đầu năm 2022 do tác động của giá năng lượng tăng cao.

Pháp: Thương mại thâm hụt 71 tỷ euro vì giá năng lượng tăng caoCông nhân làm việc tại một nhà máy ở Saint Andre sur Vieux Jonc, miền đông Pháp. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Trong thời gian từ tháng Một đến tháng Sáu năm 2022, giá trị nhập khẩu của Pháp tăng 26% so với nửa cuối năm 2019, thời điểm trước đại dịch COVID-19, do giá dầu và khí đốt tăng cao.

Theo số liệu công bố ngày 5/8 của Tổng cục Hải quan Pháp , tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa của nước này đạt 356 tỷ euro (364,6 tỷ USD) trong sáu tháng đầu năm nay.

Mặc dù đang trong giai đoạn phục hồi kể từ mức đáy năm 2020, khối lượng hàng xuất khẩu, do không được hưởng lợi nhiều từ xu hướng giá tăng cao, không bù đắp được thâm hụt do nhập khẩu gây ra.

Cụ thể, xuất khẩu hàng hóa của Pháp trong giai đoạn sáu tháng đầu năm 2022 chỉ tăng 13%, ít hơn hai lần so với nhập khẩu để đạt 285 tỷ euro. Như vậy, thâm hụt trong trao đổi hàng hóa của Pháp đã lên tới 71 tỷ euro trong nửa đầu năm 2022 so với 51 tỷ euro của nửa cuối năm 2021 và 84 tỷ euro trong cả năm này.

Chỉ riêng việc giá năng lượng tăng đã khiến thương mại của Pháp thâm hụt hơn 20 tỷ euro. Như vậy, hóa đơn năng lượng của nước này đã tăng từ 27 tỷ euro trong nửa cuối năm 2021 lên 48 tỷ trong nửa đầu năm 2022.

Tuy nhiên, Pháp không phải là nước duy nhất phải chịu tác động của tình trạng khủng hoảng năng lượng.

Olivier Becht, Bộ trưởng ủy nhiệm phụ trách ngoại thương bên cạnh Bộ Ngoại giao và châu Âu Pháp, khẳng định: “Trong một thế giới bị đảo lộn hoàn toàn kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine, Pháp cũng đang phải chịu chung số phận với các thành viên lớn trong Liên minh châu Âu. Tất cả đều chứng kiến cán cân thương mại của mình xấu đi kể từ đầu năm do giá năng lượng tăng mạnh.”

Tuy nhiên, quan chức này vẫn nhấn mạnh sự phục hồi của một số lĩnh vực xuất khẩu và sự năng động mới được thấy trong trao đổi thương mại Pháp sau những sụt giảm nghiêm trọng do dịch COVID-19. Trừ lĩnh vực năng lượng và thiết bị quân sự, cán cân thương mại nhìn chung đều được cải thiện “phần nào.”

Thậm chí một số ngành tăng trưởng xuất khẩu rất mạnh so với thời điểm cuối năm 2019, trong đó có nông sản tăng 25%, dệt may tăng 26%, mỹ phẩm và nước hoa tăng 22%.

Nhưng vấn đề là ở chỗ hai đầu tàu xuất khẩu vẫn tụt lại phía sau, trong đó hàng không giảm một phần ba so với trước khủng hoảng (-34%) và ở mức độ thấp hơn là ôtô (-8%).

Có một diễn biến đáng chú ý cho thấy dấu hiệu của việc tổ chức lại chuỗi giá trị trên quy mô toàn cầu, đó là các đối tác và khách hàng châu Âu đóng góp nhiều nhất vào sự gia tăng xuất khẩu trở lại của của Pháp.

Tất cả những điều này không có nghĩa là ngoại thương, vốn thường bị coi là “gót chân Achilles” của kinh tế Pháp, có thể thoát khỏi tình trạng cố hữu. Ngược lại, “hiệu ứng giá cả” sẽ mang đến những sắc thái mới cho hoạt động trao đổi thương mại của nước này.

Stéphane Colliac, nhà kinh tế học tại BNP Paribas, nhìn nhận: “Nếu nhìn vào dữ liệu về giá trị sẽ thấy một thực tế hoàn toàn khác. Pháp không chỉ thâm hụt hàng công nghiệp rất cao mà còn chưa bao giờ cao như vậy. Và trong dài hạn, diễn biến thương mại công nghiệp sẽ vẫn tiêu cực.” Điều này đặc biệt đúng đối với các lĩnh vực hóa chất, chất dẻo và luyện kim, vốn vẫn là nạn nhân của quá trình phi công nghiệp hóa.

Maxime Darmet, chuyên gia kinh tế Pháp thuộc ông ty bảo hiểm Allianz Trade, đánh giá thêm: “Các vấn đề thuộc về cấu trúc của Pháp vẫn còn. Tổng hàng hóa xuất khẩu tăng về lượng trong sáu tháng đầu năm 2022 (2,4%), nhưng về giá trị vẫn thấp hơn 2,6% so với mức đạt được trước COVID-19, trong khi nhập khẩu gần như đã quay trở lại mức đạt được của thời điểm này (chỉ thấp hơn 0,6%).”

Trong số các nền kinh tế lớn của phương Tây, Pháp là nước đã mất thị phần gần như liên tục kể từ năm 2010 và cũng là một trong những quốc gia, cùng với Anh và Mỹ, đang tụt hậu nhất về khả năng phục hồi về ngoại thương so với thời kỳ trước đại dịch.

Pháp: Thương mại thâm hụt 71 tỷ euro vì giá năng lượng tăng caoNgười dân mua hàng trong siêu thị tại Bordeaux (Pháp). (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tuy nhiên, theo chuyên gia Darmet, tình hình vẫn có sự khích lệ về lĩnh vực dịch vụ “vốn vẫn được coi là điểm mạnh thực sự của Pháp và thực tế cho thấy khủng hoảng đã không ảnh hưởng đến sự năng động mạnh mẽ này.”

Theo số liệu của Ngân hàng Pháp, thặng dư trong lĩnh vực dịch vụ của nước này lên tới 34 tỷ euro trong nửa đầu năm 2022 so với 19 tỷ euro trong sáu tháng cuối năm 2019.

Những đám đông du khách nườm nượp xuất hiện trên bờ biển hoặc ở thủ đô Paris những tháng qua đủ để chứng minh rằng du lịch, vốn được thúc đẩy hơn nữa bởi việc đồng euro mất giá so với đồng USD, đang trở lại mức trước khủng hoảng, mang lại nhiều tỷ euro từ du khách nước ngoài đến Pháp.

Nhưng Pháp không chỉ có Côte d“Azur hay Tháp Eiffel để hút tiền của du khách, mà còn sở hữu các công ty vận tải và những”gã khổng lồ" về tài chính hoặc tư vấn, những công ty kiếm doanh thu từ xuất khẩu. Theo Stéphane Colliac, các dịch vụ vận tải hàng hải tạo ra thêm 20 tỷ euro và bù đắp một phần cho thâm hụt trong trao đổi hàng hóa.

Chuyên gia này nhận định: “Nếu giá dầu vẫn giữ ở mức khoảng 100 USD/thùng, tôi đưa ra giả thuyết rằng thâm hụt có thể lên tới 135 tỷ euro trong cả năm 2022. Và nếu vàng đen đạt mức cao mới thì trao đổi thương mại chắc vẫn còn chỗ để thâm hụt nặng nề hơn.”.

Theo AFP


Theo AFP

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]