13:30 28/07/2023 GMT+7
(Baothanhhoa.vn) - Với tính toán phụ tải điện trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng cao trong thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa sẽ nỗ lực cùng ngành điện tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác triển khai các dự án với mục tiêu đáp ứng tốt nhu cầu điện cho sản xuất và tiêu dùng những năm tới.

Tháo gỡ khó khăn trong triển khai dự án, bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất và tiêu dùng

Với tính toán phụ tải điện trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng cao trong thời gian tới, tỉnh Thanh Hóa sẽ nỗ lực cùng ngành điện tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác triển khai các dự án với mục tiêu đáp ứng tốt nhu cầu điện cho sản xuất và tiêu dùng những năm tới.

Sáng 28-7, UBND tỉnh Thanh Hóa làm việc với Tổng Công ty Điện lực miền Bắc và đoàn công tác về tình hình bảo đảm cung cấp điện giai đoạn 2024-2025, kế hoạch thực hiện phương án phát triển hạ tầng điện trong Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa.

Tháo gỡ khó khăn trong triển khai dự án, bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất và tiêu dùng

Toàn cảnh buổi làm việc.

Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc. Cùng tham dự buổi làm việc có các sở, ngành, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp.

Về phía Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có ông Phạm Hồng Phương, Phó Tổng Giám đốc EVN. Cùng dự có Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia và các đơn vị liên quan.

Tháo gỡ khó khăn trong triển khai dự án, bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất và tiêu dùng

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn ghi nhận sự quan tâm của EVN, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc trong công tác bảo đảm cơ bản nguồn điện cho sản xuất và tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

Tăng trưởng phụ tải lớn

Theo báo cáo của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, tổng công suất nguồn điện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện tại khoảng 2.500 MW, bao gồm Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 phát điện cấp 500kV.

Theo Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia, lưới điện khu vực Thanh Hóa có 5 Trạm biến áp (TBA) trong đó có 1 TBA 500kV (Nghi Sơn) với 900 MVA kết nối các nhà máy khu vực Nghi Sơn phát lên lưới; 4 TBA 220kV với 1.750 MVA kết nối các nhà máy điện tại Nghi Sơn, Hủa Na và cung cấp điện cho phụ tải các khu công nghiệp, sinh hoạt của Nhân dân và phát triển kinh tế khu vực Thanh Hóa.

Tháo gỡ khó khăn trong triển khai dự án, bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất và tiêu dùng

Ông Phạm Hồng Phương, Phó Tổng Giám đốc EVN phát biểu tại buổi làm việc.

Cũng theo số liệu thực tế của ngành điện, Thanh Hóa hiện là tỉnh có nhu cầu tiêu thụ điện đứng thứ 3 và chiếm khoảng 10% tổng nhu cầu tiêu thụ điện ở miền Bắc. Nhu cầu công suất giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng bình quân 16,3%; giai đoạn 2021-2022 là 10,7%. Sản lượng điện thương phẩm giai đoạn 2016-2020 tăng trưởng 13,75%, giai đoạn 2021-2022 tăng trưởng bình quân 8,6%.

Trong thời gian qua, nhất là tháng 5 và 6 -2023, trước những khó khăn về nguồn cung điện miền Bắc, ngành điện đã thực hiện việc điều tiết điện luân phiên trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên về cơ bản, vẫn đáp ứng được nhu cầu điện cho sản xuất và tiêu dùng. Đặc biệt, ngành điện đã ưu tiên cấp điện cho các phụ tải quan trọng, đặc biệt là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp trong Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các bệnh viện, các địa điểm thi tốt nghiệp THPT, các trạm bơm đầu mối lớn, hệ thống dịch vụ viễn thông... nhằm bảo đảm nhu cầu điện cho các hoạt động thiết yếu và tăng trưởng kinh tế.

Tháo gỡ khó khăn trong triển khai dự án, bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất và tiêu dùng

Ông Nguyễn Đức Thiện, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc phát biểu tại buổi làm việc.

Với công suất phụ tải cực đại hiện khoảng 1.350 MW và dự báo đạt 2.150 MW vào năm 2025, Thanh Hóa là một trong các tỉnh có tốc độ tăng trưởng phụ tải cao nhất của miền Bắc. Hiện nay về cơ bản, lưới điện đáp ứng được nhu cầu phụ tải của tỉnh, tuy nhiên thời gian tới sẽ cần đưa thêm vào các đường dây, trạm biến áp mới để cấp điện cho phụ tải của tỉnh.

Theo dự báo của ngành điện, các khu vực có phụ tải lớn, tập trung và tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian tới như: TP Thanh Hóa - TP Sầm Sơn - Quảng Xương; thị xã Nghi Sơn - Nông Cống - Như Thanh - Như Xuân; thị xã Bỉm Sơn - Hoằng Hóa - Hậu Lộc - Nga Sơn… Trong đó, tại Thanh Hóa, nhiều doanh nghiệp tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đang triển khai đầu tư đã đăng ký nhu cầu sử dụng điện giai đoạn 2023-2025 tăng thêm 949 MW.

Tháo gỡ khó khăn trong triển khai dự án, bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất và tiêu dùng

Ông Hoàng Thanh Sơn, Giám đốc Điện lực Thanh Hóa báo cáo tình hình cung ứng điện trên địa bàn tỉnh.

Trong giai đoạn 2023-2025, toàn tỉnh có thêm 2 dự án thủy điện, với tổng công suất 116MW. Ngoài ra, có 8 dự án điện gió, 9 dự án điện mặt trời đang được nhà đầu tư quan tâm, khảo sát và lấy ý kiến của cơ quan chuyên môn.

Tập trung giải quyết khó khăn, vướng mắc

Để đáp ứng nhu cầu phụ tải, ngành điện đang triển khai 4 dự án lưới điện truyền tải. Giai đoạn 2021-2025, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cũng đã và đang đầu tư 35 dự án lưới điện 110kV trên địa bàn tỉnh với tổng mức đầu tư hơn 3.465 tỷ đồng; trong đó có 14 dự án đã hoàn thành và 21 dự án đang triển khai.

Tháo gỡ khó khăn trong triển khai dự án, bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất và tiêu dùng

Ông Nguyễn Quang Thái, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Bắc báo cáo tình hình đầu tư lưới điện.

Lưới điện trung, hạ áp cũng được Tổng Công ty Điện lực miền Bắc ưu tiên bố trí vốn cho Công ty Điện lực Thanh Hóa thực hiện đầu tư cải tạo, nâng cấp lưới điện trung hạ áp trên địa bàn, đảm bảo đủ năng lực cấp điện theo nhu cầu của tỉnh, từng bước nâng cao chất lượng cung cấp điện cho khách hàng và Nhân dân.

Theo đánh giá của ngành điện, từ sau năm 2023, mức mang tải của các trạm biến áp 220kV trên địa bàn là rất cao. Do đó cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ các dự án đường dây, trạm biến áp 220kV trên địa bàn, đảm bảo tiến độ 21 dự án 110kV đang triển khai và bám sát nhu cầu phụ tải để đề xuất tiếp tục thực hiện đầu tư cấp điện đồng bộ thêm; từng bước đầu tư nâng cấp lưới điện trung thế 6, 10kV lên vận hành ở cấp 22kV; đầu tư xóa bỏ dần các trạm biến áp trung gian và đầu tư nâng cấp lưới điện hạ áp nông thôn.

Tháo gỡ khó khăn trong triển khai dự án, bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất và tiêu dùng

Công nhân Điện lực Thanh Hóa kiểm tra độ an toàn thiết bị điện.

Tuy nhiên, về việc triển khai các dự án điện hiện nay đang gặp một số vướng mắc, đặc biệt là vấn đề một số dự án đã được quy hoạch tại Quy hoạch phát triển mạng lưới điện địa phương được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trước thời điểm phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch VIII) lại không có trong quy hoạch địa phương. Do đó cần thiết phải hiệu chỉnh lại cho phù hợp với Quy hoạch điện VIII.

Do đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đề nghị tỉnh Thanh Hóa cần có sự hiệu chỉnh Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa (phần điện) theo Quy hoạch điện VIII. Đồng thời, cần thiết phải xây dựng Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa (về phát triển Điện lực) giai đoạn 2021-2030, trong đó: Bổ sung các căn cứ pháp lý, danh mục, sơ đồ lưới điện, phương án đấu mối… còn thiếu để các đơn vị ngành điện, chủ đầu tư căn cứ triển khai thực hiện; kế hoạch thực hiện quy hoạch cũng cần đề cập đến kế hoạch sử dụng đất đồng bộ với tiến độ đầu tư các dự án điện.

Trong thời gian chờ lập và phê duyệt kế hoạch triển khai Quy hoạch chi tiết liên quan đến ngành điện, Tập đoàn Điện lực cũng đề nghị tỉnh Thanh Hóa tạo điều kiện để EVN tiếp tục triển khai các danh mục đường dây, trạm biến áp đã được phê duyệt tại quyết định theo quy hoạch cũ nhưng chưa được đề cập đầy đủ trong quyết định quy hoạch mới, đồng thời sẽ cập nhật bổ sung các danh mục này vào kế hoạch triển khai guy hoạch.

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Thanh Hóa là tỉnh đông dân, lại được xác định là trung tâm phát triển năng lượng, công nghiệp chế biến chế tạo với “đầu não” là Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp. Hiện nay, tỉnh đang tập trung mạnh mẽ cho công tác xúc tiến đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng để đón các nhà đầu tư lớn, do đó, nhu cầu tiêu thụ điện trên địa bàn tỉnh được xác định sẽ tiếp tục tăng cao trong những năm tới.

Tháo gỡ khó khăn trong triển khai dự án, bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất và tiêu dùng

Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn kết luận buổi làm việc.

Đồng chí trân trọng cảm ơn EVN nói chung, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc nói riêng đã nỗ lực trong công tác điều tiết điện, đáp ứng cơ bản nhu cầu cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt trên địa bàn tỉnh thời gian qua; đồng thời có sự quan tâm đầu tư triển khai nhiều dự án truyền tải lớn, nâng cấp chất lượng cung ứng điện, đặc biệt cho nhu cầu sản xuất tại các khu công nghiệp, nhà máy lớn.

Trao đổi cụ thể về vấn đề quy hoạch lưới điện, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Công ty Điện lực Thanh Hóa rà soát lại quy hoạch phần điện trong quy hoạch tỉnh, có hướng đề xuất giải pháp cho phù hợp với quy hoạch điện lưới quốc gia. Nếu các dự án chưa có trong quy hoạch, các ngành tham mưu cho UBND tỉnh phải làm việc với Bộ Công Thương để đưa vào các kế hoạch thực hiện mạng lưới điện.

Đối với các dự án lưới điện truyền tải, đồng chí giao Sở Công Thương phối hợp hỗ trợ Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia trong quá trình thực hiện các dự án; trong đó đặc biệt quan tâm tháo gỡ, đề xuất kịp thời các vướng mắc, phát sinh để đề xuất giải quyết nếu vượt thẩm quyền.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp rà soát, làm việc với khách hành tiêu thụ điện lớn trong khu công nghiệp, nắm lại nhu cầu về phụ tải để ngành điện xây dựng kịch bản cung cấp điện cho một dự án cụ thể.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng thống nhất sẽ luôn tạo điều kiện và hỗ trợ trong công tác thực hiện các dự án, công trình điện trên địa bàn tỉnh; giao Sở Công Thương phối hợp với các đơn vị liên quan tổng hợp các khó khăn, vướng mắc về việc bảo vệ an toàn công trình lưới điện cao áp; các ngành gặp khó khăn trong công tác thủ tục đầu tư dự án điện cần nghiên cứu, sớm báo cáo những vướng mắc về giải phóng mặt bằng, quy hoạch, kế hoạch quy hoạch sử dụng đất, vấn đề chuyển đổi đất rừng để tỉnh kịp thời chỉ đạo và có hướng giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công tác triển khai các dự án điện trên địa bàn.

Minh Hằng


Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]