Thái Lan hy vọng sớm trở thành thành viên BRICS
Theo Bộ Ngoại giao Thái Lan, nước này hy vọng sẽ được Nhóm các nền kinh tế đang phát triển (BRICS) kết nạp ngay trong cuộc gặp thượng đỉnh của khối tại Nga vào tháng 10 tới.
Thái Lan đã đệ đơn chính thức xin gia nhập BRICS tại một cuộc họp cấp bộ trưởng của khối tổ chức một tuần trước. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan Nikorndej Balankura cho biết Thái Lan đã đệ đơn chính thức xin gia nhập BRICS tại một cuộc họp cấp bộ trưởng của khối tổ chức một tuần trước.
Theo ông Nikorndej Balankura, nước này hy vọng sẽ được Nhóm các nền kinh tế đang phát triển (BRICS) kết nạp ngay trong cuộc gặp thượng đỉnh của khối tại Nga vào tháng 10 tới.
Ông bày tỏ: "Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được phản hồi tích cực và sớm được chấp nhận là thành viên BRICS tại cuộc họp thượng đỉnh sắp tới ở Nga."
Ngoài BRICS, Thái Lan cũng đang muốn gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), sau khi được tổ chức có trụ sở tại Paris (Pháp) mời mở các cuộc thảo luận gia nhập.
Việc Thái Lan đăng ký vào khối BRICS là sự phản ánh mới nhất về chính sách “ngoại giao chủ động” mới do Thủ tướng Srettha Thavisin lãnh đạo.
Ngoài BRICS, Thái Lan cũng đang muốn gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), sau khi được tổ chức có trụ sở tại Paris (Pháp) mời mở các cuộc thảo luận gia nhập.
Nhà lãnh đạo của Thái Lan cho biết ông đang tìm cách mở rộng sự tham gia của nước này trên trường quốc tế nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư. Hình thức ngoại giao đa phương mới nhấn mạnh sự tham gia thực tế trên mọi mặt trận của Thái Lan, khẳng định quan điểm theo đuổi mối quan hệ hữu nghị với các cường quốc chủ chốt trên toàn cầu.
Xuất khẩu sang các nước BRICS hiện chiếm gần 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan, phần lớn trong số đó là đến Trung Quốc.
Mặc dù là nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á, nhưng tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế của Thái Lan lại kém hơn so với các nước trong khu vực.
Trong báo cáo triển vọng kinh tế quý 1/2024, Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia (NESDC) của Thái Lan ghi nhận Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thái Lan tăng 1,5% trong 3 tháng đầu năm, mức thấp nhất trong số các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
NESDC cũng lưu ý Thái Lan đứng ở vị trí cuối cùng trong danh sách dòng vốn FDI đổ vào ASEAN năm 2023, với 2,96 tỷ USD.
Ba quốc gia đứng đầu danh sách này là Indonesia với 21,7 tỷ USD, Malaysia 18,5 tỷ USD và Việt Nam 8,25 tỷ USD.
NESDC đánh giá dòng vốn FDI đổ vào Thái Lan có xu hướng suy yếu trong suốt năm 2023, với sự sụt giảm đáng kể trong các ngành công nghiệp truyền thống như dầu khí (lần đầu tiên sau 3 năm).
Năm 2009, BRIC (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) được thành lập theo sáng kiến do Nga khởi xướng. Nam Phi tham gia vào năm sau đó, mở rộng khuôn khổ này thành trở thành BRICS.
Từ ngày 1/1/2024, BRICS ghi dấu mốc lịch sử khi chào đón 5 thành viên mới là Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
Với các thành viên mới, BRICS sẽ chiếm khoảng 37% GDP của toàn cầu theo sức mua tương đương và 46% dân số thế giới.
Hiện Nga đang giữ chức chủ tịch luân phiên BRICS trong năm 2024./.
Theo TTXVN
- 2024-11-13 14:02:00
EC yêu cầu Apple bỏ dịch vụ chặn quyền truy cập theo vị trí địa lý
- 2024-11-13 13:02:00
Những trọng điểm trong chính sách ngoại giao của Nhật Bản thời gian tới
- 2024-06-21 07:19:00
Hezbollah phóng hàng loạt rocket về phía Bắc Israel
Đức ghi nhận số cuộc đình công cao kỷ lục trong năm 2023
Thế giới toàn cảnh: Mỹ sắp đưa vũ khí tối tân nhất thế giới đến cứu nguy cho Ukraine
Hàn Quốc tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về dân số
Quân đội Mỹ phá hủy 2 cơ sở của lực lượng Houthi tại Yemen
Hy Lạp: Nhiệt độ cao và gió mạnh gây cháy lớn, nhiều người dân phải sơ tán
Iran phê chuẩn hiệp định thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á-Âu
Bầu cử Mỹ 2024: Người dân bắt đầu lo lắng về ông Trump và ông Biden
Thế giới toàn cảnh 20/6: Nga bố trí vũ khí tầm xa tới nước đối tác, dọa sẽ đáp trả Mỹ
Nắng nóng bao trùm Hàn Quốc, nhiệt độ cao nhất lên đến 37 độ C