Tạo đột phá mạnh mẽ nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính
Sáng 15/7, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ đã chủ trì phiên họp thứ tám của Ban Chỉ đạo đánh giá kết quả triển khai công tác CCHC 6 tháng đầu năm; phương hướng, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Phiên họp được kết nối trực tuyến tới 63 tỉnh, thành trong cả nước.
Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đại biểu dự phiên họp tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.
Dự hội nghị tại điểm cầu Trụ sở UBND tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo đẩy mạnh CCHC, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh tỉnh Thanh Hóa, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị chức năng và một số huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Các đại biểu dự phiên họp tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.
Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ của các bộ, ngành, địa phương và người dân, doanh nghiệp; việc rà soát, xử lý vướng mắc, bất cập về CCHC được triển khai thực hiện tích cực đã góp phần thúc đẩy CCHC, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh. Nhiều chỉ số của Việt Nam được thăng hạng, trong đó xếp hạng môi trường kinh doanh tăng 12 bậc, xếp thứ 106 trong bộ chỉ số tự do kinh doanh thế giới, tăng 4 bậc so với năm 2022; xếp thứ 46/132 quốc gia và nền kinh tế về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, tăng 2 bậc so với năm 2022.
Cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính (TTHC) tiếp tục được quan tâm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã dành thời gian lắng nghe, tiếp xúc với người dân, cộng đồng doanh nghiệp để chỉ đạo nghiên cứu, xử lý những phản ánh, kiến nghị về cơ chế, chính sách, TTHC. 6 tháng đầu năm 2024, các bộ, ngành đã thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa 168 quy định kinh doanh tại 16 văn bản quy phạm pháp luật, nâng tổng số quy định kinh doanh được cắt giảm, đơn giản hóa từ năm 2021 đến nay là 2.943 quy định kinh doanh tại 250 văn bản quy phạm pháp luật, đạt 18,6%.
Các điểm cầu dự phiên họp (ảnh chụp màn hình).
Việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy và hoàn thiện quy định về vị trí việc làm tại cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, cải cách chính sách tiền lương tiếp tục có chuyển biến rõ nét, đạt được những kết quả tích cực. Kỷ luật, kỷ cương hành chính được tăng cường.
Nhiệm vụ xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử, Chính phủ số tiếp tục được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, từng bước có những kết quả cụ thể, mô hình tốt. Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến 30/6/2024, tỷ lệ TTHC được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) đạt 81%; tỷ lệ TTHC được cung cấp dưới dạng DVCTT toàn trình đạt 48%. Tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến đối với các DVCTT toàn trình của các bộ, ngành đạt 61%; cấp tỉnh, thành phố đạt 17%. Trung bình toàn quốc đạt 42%. Tính đến tháng 6/2024, toàn quốc có 63/63 địa phương ban hành chính sách miễn, giảm phí, lệ phí sử dụng DVCTT. Kết quả số hóa tại các bộ, ngành đạt 31,11%, tại các địa phương đạt 53,20%...
Đồng chí Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự phiên họp tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.
Tại phiên họp, các đại biểu đã phân tích, thảo luận, làm rõ nhiều vấn đề trong quá trình thực hiện nhiệm vụ CCHC như: công tác cải cách thể chế ngành ngân hàng; việc đẩy mạnh cải cách TTHC, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; vấn đề nâng cao chất lượng, hiệu quả cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại địa phương...
Toàn cảnh phiên họp tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa.
Đại diện các bộ, ngành, địa phương cũng đề xuất và thống nhất các giải pháp đẩy mạnh CCHC trong thời gian tới như: Tiếp tục phát huy vai trò và nâng cao trách nhiệm người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ CCHC. Tập trung ưu tiên nguồn lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Gắn kết chặt chẽ giữa cải cách, đơn giản hóa TTHC với chuyển đổi số...
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, các thành viên Ban Chỉ đạo đã tích cực triển khai công tác CCHC với nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực, đóng góp vào thành công chung của cả nước.
Thủ tướng cũng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế trong công tác CCHC thời gian qua, nguyên nhân của tồn tại, hạn chế và những bài học kinh nghiệm được rút ra, đồng thời nhấn mạnh: CCHC là một trong 3 nhiệm vụ đột phá chiến lược nhằm xây dựng nền hành chính theo hướng dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ Nhân dân.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp (ảnh chụp màn hình).
Quan điểm là CCHC phải luôn lấy người dân, doanh nghiệp làm chủ thể, làm trung tâm; phải được triển khai đồng bộ với cải cách lập pháp, cải cách tư pháp và đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, góp phần xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thủ tướng đề nghị các cấp, các ngành, các địa phương căn cứ chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ được giao tập trung thực hiện tốt “5 đẩy mạnh” đó là: Đẩy mạnh rà soát lại những vướng mắc, “điểm nghẽn” về thể chế, quy định của pháp luật để tập trung tháo gỡ, góp phần huy động các nguồn lực cho phát triển; đẩy mạnh đối thoại, chia sẻ, xử lý những vướng mắc, bất cập cho người dân và doanh nghiệp; đẩy mạnh CCHC công vụ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, chống tham nhũng tiêu cực, lãng phí trong thực hiện CCHC; đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, xã hội số, công dân số, số hóa cơ sở dữ liệu, số hóa hồ sơ và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt ở các lĩnh vực, các giao dịch liên quan tài chính.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong thực hiện cải cách TTHC; thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ban Chỉ đạo CCHC của Chính phủ. Tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm gắn với kiểm tra, giám sát.
Tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, giai đoạn 2023-2025, phấn đấu cơ bản hoàn thành trong tháng 9/2024 bảo đảm ổn định tổ chức bộ máy ở các địa phương để tiến hành Đại hội Đảng các cấp vào năm 2025.
Cùng với đó, tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra góp phần nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thực thi công vụ. Tập trung rà soát, sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách, cải tiến quy trình, thủ tục, giải quyết “nút thắt” về pháp lý và nguồn lực tạo điều kiện giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương trong việc nâng cao hiệu quả CCHC và đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo, các bộ, ngành, địa phương chủ động phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công nhằm đẩy mạnh CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo đột phá cho phát triển.
Phong Sắc
{name} - {time}
-
2024-12-11 20:00:00
Sự kiện nổi bật trong nước, quốc tế ngày 11/12
-
2024-12-11 18:20:00
Lãnh đạo tỉnh gặp mặt các chức sắc Công giáo nhân dịp Giáng sinh năm 2024
-
2024-07-15 08:00:00
Hôm nay có gì? - Sự kiện nổi bật ngày 15/7/2024
Thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tín dụng chính sách xã hội
PODCAST 6AM: Điểm tin nổi bật sáng ngày 15/7
Giương cao ngọn cờ đoàn kết, tập hợp để chăm lo cho cuộc sống Nhân dân
Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa lần thứ XV, nhiệm kỳ 2024 – 2029
Những sự kiện nổi bật trong tuần
Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hoá lần thứ XV: Các đại biểu tham luận nhiều nội dung quan trọng
Điểm nóng 14/7: Từ 2 chiếc xe ô tô có dấu hiệu ‘lạ’ công an phá đại án Cục Đăng kiểm
Giữ vững mối quan hệ “máu-thịt” giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, sự đoàn kết của Đảng bộ, đoàn kết giữa các thành phần, giai cấp, tầng lớp xã hội, giữa đồng bào các dân tộc “Đã nói là làm, đã đi là đến, đã bàn là thông, đã quyết cả tỉnh một lòng” (*)
Công tác Mặt trận sẽ khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo, trí tuệ của các tầng lớp Nhân dân, tạo thành sức mạnh to lớn, góp phần xây dựng Thanh Hoá sớm trở thành cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc, tỉnh kiểu mẫu của cả nước (*)