Theo cuộc thăm dò của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản, trong số các công ty Nhật Bản có trụ sở tại Singapore, 31% số công ty đã chuyển một phần chức năng hoạt động của họ sang một quốc gia khác.

Singapore đang mất dần sự hấp dẫn đối với các tập đoàn đa quốc gia

Theo cuộc thăm dò của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản, trong số các công ty Nhật Bản có trụ sở tại Singapore, 31% số công ty đã chuyển một phần chức năng hoạt động của họ sang một quốc gia khác.

Singapore đang mất dần sự hấp dẫn đối với các tập đoàn đa quốc gia Vịnh Marina ở Singapore. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày càng có nhiều tập đoàn đa quốc gia chọn đặt trụ sở chính bên ngoài trung tâm tài chính Singapore ở khu vực Đông Nam Á để tiết kiệm chi phí và theo đuổi các cơ hội mở rộng.

Sakata Inx, một nhà sản xuất mực in của Nhật Bản, đã chọn Malaysia làm nơi đặt trụ sở chính hồi tháng 2/2024. Trụ sở chính này sẽ giám sát hoạt động kinh doanh của công ty tại khu vực Nam Á và Đông Nam Á, trong đó có Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam và Indonesia, với các hoạt động dự kiến bắt đầu vào cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025.

Sakata Inx đã có mặt trên thị trường Đông Nam Á nhưng cho đến nay vẫn chưa thành lập trụ sở khu vực ở đó. Trụ sở mới này sẽ giúp công ty phục vụ các khách hàng ở các quốc gia châu Á dễ dàng hơn.

Lợi nhuận hoạt động của trụ sở chính mới dự kiến sẽ tăng thêm 1-2 tỷ yen (6,6-13,1 triệu USD) theo kế hoạch kinh doanh trung hạn của Sakata Inx đến năm 2026. Một phát ngôn viên cho hay việc chọn Malaysia làm nơi đặt trụ sở chính là nhờ các ưu đãi thuế.

Thái Lan cũng là một ứng cử viên hàng đầu khác để thu hút các công ty tới mở trụ sở. Nước này thường được chọn kèm với các kế hoạch mở rộng sản xuất và bán hàng.

Nissin Foods Holdings đã chuyển trụ sở khu vực Đông Nam Á của mình từ Singapore sang Thái Lan vào năm 2020. Chính phủ Thái Lan cũng đang nỗ lực thu hút các tập đoàn đa quốc gia thông qua các ưu đãi thuế.

Theo cuộc thăm dò mới công bố hôm 9/4 do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, trong số các công ty Nhật Bản có trụ sở tại Singapore, 31% số công ty đã chuyển một phần chức năng hoạt động của họ sang một quốc gia khác hoặc đang cân nhắc sẽ làm điều đó. Tỷ lệ này tăng đáng kể so với mức 7,4% trong cuộc khảo sát tài chính năm 2019.

Thay vì chuyển toàn bộ chức năng hoạt động (gồm các hoạt động như quản lý chiến lược, quản lý tài chính, quản lý nhân sự, quản lý hợp đồng, nghiên cứu và phát triển, tiếp thị và bán hàng...) khỏi Singapore, nhiều công ty Nhật Bản đã lựa chọn việc chuyển các chức năng cụ thể, chẳng hạn như bán hàng hoặc kế hoạch doanh nghiệp.

Thái Lan là điểm đến phổ biến nhất mà các công ty đã chuyển hoặc xem xét chuyển các chức năng sang một quốc gia khác, với 19 công ty. Malaysia đứng thứ hai, với năm công ty.

Dù vậy, một số nhà phân tích cho rằng Singapore vẫn có lợi thế về vị trí, sự thành thạo về ngôn ngữ và dịch vụ tài chính. Không có dấu hiệu nào cho thấy rằng thành phố-đất nước này sẽ bị lật đổ khỏi vị trí hàng đầu làm trung tâm cho các trụ sở khu vực.

Trước đó, một loạt các công ty do các nhóm tài chính hàng đầu dẫn dắt đã chuyển trụ sở từ Hong Kong (Trung Quốc) sang Singapore kể từ năm 2019./.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]