(Baothanhhoa.vn) - Đề án “Tăng cường đảm bảo an ninh biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025” (gọi tắt là đề án) nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên tuyến biên giới phía Tây của tỉnh Thanh Hóa.

Tăng cường bảo đảm an ninh biên giới phía Tây

Đề án “Tăng cường đảm bảo an ninh biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025” (gọi tắt là đề án) nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và của toàn dân, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên tuyến biên giới phía Tây của tỉnh Thanh Hóa.

Tăng cường bảo đảm an ninh biên giới phía TâyChiến sĩ Đồn Biên phòng Bát Mọt cùng người dân địa phương tham gia lao động sản xuất.

Để đưa đề án sớm đi vào cuộc sống, năm 2021, Ban Dân tộc tỉnh đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức chính sách, pháp luật cho người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi; trong đó, tập trung trên địa bàn 5 huyện biên giới gồm Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Thường Xuân, Lang Chánh. Trong năm, đã phát được 131.202 tờ, cuốn thuộc 19 loại báo, tạp chí cho các đối tượng được thụ hưởng; cấp gần 158.000 tờ báo Thanh Hóa và hơn 42.042 tờ báo Dân tộc và Phát triển cho người có uy tín thuộc 5 huyện biên giới. Đồng thời, tổ chức được 1 hội nghị tập huấn, phổ biến kiến thức cho 124 người có uy tín của các huyện Quan Hóa, Mường Lát, Quan Sơn, Lang Chánh; tổ chức 2 hội nghị tập huấn nâng cao nhận thức và kỹ năng tuyên truyền về bình đẳng giới cho 250 đại biểu người dân tộc Mông huyện Quan Hóa và Quan Sơn.

Nhằm đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi, Ban Dân tộc đã tổ chức 2 hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật cho 132 đại biểu của xã Yên Khương (Lang Chánh) và xã Bát Mọt (Thường Xuân); tiếp tục tuyên truyền thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông tỉnh Thanh Hóa; tích cực phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và UBND huyện Mường Lát tổ chức 2 hội nghị tuyên truyền tại huyện Mường Lát. Đặc biệt, ban đã phối hợp với Báo Thanh Hóa, Báo Dân tộc và Phát triển, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa tổ chức tuyên truyền về thực hiện nếp sống văn hóa trong tang lễ vùng đồng bào Mông. Đối với Đề án “Ổn định đời sống và phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Khơ Mú tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”. Ban đã phối hợp với Sở Tư pháp, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và UBND huyện Mường Lát tổ chức 1 hội nghị phổ biến kiến thức cho đồng bào Khơ Mú và triển khai hiệu quả các nội dung liên quan.

Cùng với công tác tuyên truyền, Ban Dân tộc đã tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi nói chung. Điển hình như Đề án “Ổn định sản xuất, đời sống và phát triển kinh tế - xã hội các bản dân tộc Mông, huyện Quan Sơn giai đoạn 2016-2020”. Trong năm 2021, đã triển khai xây dựng được 2 công trình đường giao thông nội bản Mùa Xuân, xã Sơn Thủy; đường giao thông nội bản Ché Lầu, xã Na Mèo (đều thuộc, huyện Quan Sơn); tổng vốn được giao là 4.365 triệu đồng. Hay Đề án “Ổn định đời sống và phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Khơ Mú tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”; đã thực hiện đầu tư 1 công trình (đường giao thông từ cầu treo khu Đoàn Kết, thị trấn Mường Lát đi cầu treo bản Lát, xã Tam Chung, huyện Mường Lát). Kinh phí giao là 1.200 triệu đồng; hiện đã hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư và phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Còn với Đề án “Xây dựng điểm điển hình giảm nghèo nhanh và bền vững tại các huyện nghèo tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”, năm 2021, tổng vốn được giao thực hiện đề án là 8.260 triệu đồng, đã thực hiện đầu tư xây dựng 7 công trình; trong đó các huyện biên giới được đầu tư 2 công trình gồm đường giao thông nội bản Hậu, xã Tam Lư (Quan Sơn) và đường giao thông Khu Buốn, thị trấn Mường Lát (Mường Lát). Hiện 2 công trình đã hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư; quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật 2/2 công trình, đang trình UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu... Bên cạnh đó, Ban Dân tộc đã và đang tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều chủ trương, chính sách đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh, như: xây dựng Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi Thanh Hóa giai đoạn 2021–2025; Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14-10-2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Đề án “Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025”...

Việc triển khai hiệu quả các chương trình, đề án đã góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội khu vực vùng dân tộc và miền núi nói chung, khu vực biên giới nói riêng; đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện. Các huyện có biên giới đã quan tâm, tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn... Tuy nhiên, do địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, nhất là địa bàn biên giới, giao thông đi lại khó khăn; kinh phí tuyên truyền dành riêng cho an ninh vùng biên giới thuộc nhiệm vụ của Ban Dân tộc còn chưa nhiều, chủ yếu lồng ghép với các chương trình, dự án khác để thực hiện. Ngoài ra, do tác động của đại dịch COVID-19 hơn 2 năm qua, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của vùng dân tộc thiểu số nói chung và khu vực biên giới nói riêng, đã chịu tác động không nhỏ, như lao động không có việc làm, tiêu thụ nông sản khó khăn, du khách đến các điểm du lịch bị hạn chế...

Trên cơ sở những kết quả đạt được và từng bước khắc phục hạn chế, bất cập, thời gian tới, Ban Dân tộc chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Đề án “Tăng cường đảm bảo an ninh biên giới phía Tây tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025” năm 2022. Đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh triển khai hiệu quả các dự án thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030; Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025. Tiếp tục triển khai các nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi, tập trung vào địa bàn 5 huyện biên giới phía Tây. Qua đó, từng bước nâng cao ý thức chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về chủ quyền quốc gia; các chính sách bảo đảm an sinh xã hội; các văn bản có liên quan đến giữ gìn, bảo vệ an ninh trật tự khu vực biên giới...

Bài và ảnh: Khôi Nguyên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]