(Baothanhhoa.vn) - Trên địa bàn tỉnh hiện có 82 cơ sở nằm trong danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bao gồm: 23 bệnh viện, 45 điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV), 7 khu chứa và chôn lấp rác thải, 1 hồ trong đô thị, 1 khu vực ô nhiễm xăng dầu và 5 làng nghề. Với sự nỗ lực từ nhiều phía, đến nay, có 62/82 cơ sở, khu vực đã được xử lý triệt để ô nhiễm và rút khỏi danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Quan tâm xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường

Trên địa bàn tỉnh hiện có 82 cơ sở nằm trong danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, bao gồm: 23 bệnh viện, 45 điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV), 7 khu chứa và chôn lấp rác thải, 1 hồ trong đô thị, 1 khu vực ô nhiễm xăng dầu và 5 làng nghề. Với sự nỗ lực từ nhiều phía, đến nay, có 62/82 cơ sở, khu vực đã được xử lý triệt để ô nhiễm và rút khỏi danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Quan tâm xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trườngGiám sát việc thực hiện vận hành và kiểm soát chất lượng hệ thống các trạm quan trắc môi trường tại Sở TN&MT Thanh Hóa.

Các dự án sau khi triển khai thực hiện đã được bàn giao cho địa phương quản lý, sử dụng đất vào các mục đích công ích, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ sức khỏe cho Nhân dân.

Đối với các điểm tồn lưu hóa chất BVTV còn lại gồm: Điểm tồn lưu hóa chất BVTV, kho vật tư nông nghiệp cũ Quyết Thắng 2, thôn Quyết Thắng 2, xã Nguyên Bình, thị xã Nghi Sơn; khu vực tồn lưu hóa chất BVTV Nhà máy Hóa chất Trung Hưng, phố Trung Sơn, phường An Hưng, TP Thanh Hóa; kho chứa hóa chất BVTV Đình thôn 1, xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc; kho chứa hóa chất BVTV tại Trạm BVTV Cổ Điệp, xã Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Lộc; điểm tồn lưu hóa chất BVTV kho vật tư nông nghiệp cũ, thôn Thiện Na, xã Vạn Hòa, huyện Nông Cống cũng đã được đưa vào nhiệm vụ điều tra, đánh giá chi tiết và lập phương án xử lý, cải tạo phục hồi môi trường đất trên địa bàn tỉnh và đã được UBND tỉnh phê duyệt đề cương nhiệm vụ tại Quyết định số 1963/QĐ-UBND ngày 7/6/2022.

Cùng với hoạt động trên, công tác BVMT trong hoạt động khai thác khoáng sản cũng được tập trung chỉ đạo quyết liệt nhằm ngăn chặn và chấn chỉnh kịp thời hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, gây xói lở bờ sông, thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân. Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã lập báo cáo thuyết minh dự án khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và hiện đang hoàn thiện theo ý kiến góp ý của các đơn vị liên quan để trình UBND tỉnh phê duyệt; tổ chức kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản đất làm gạch ngói và quặng photphorit trên địa bàn tỉnh; kiểm tra công tác lắp trạm cân tại các mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Theo thống kê trong năm 2022, phòng chức năng của Sở TN&MT đã thực hiện 23 cuộc kiểm tra đột xuất theo chỉ đạo của UBND tỉnh. Qua kiểm tra đã tham mưu cho UBND tỉnh xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử phạt theo thẩm quyền 16 vụ với tổng số tiền 2,619 tỷ đồng. Cũng trong năm 2022, các đơn vị khai thác khoáng sản đã thực hiện việc ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường với tổng số tiền hơn 25,66 tỷ đồng.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, đầu tháng 3 năm 2023, Sở TN&MT đã chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Công an tỉnh và các đơn vị liên quan tổ chức rà soát, kiểm tra công tác BVMT tại các cơ sở sản xuất, khai thác khoáng sản tại Cụm Công nghiệp Vức, TP Thanh Hóa và huyện Đông Sơn. Qua kiểm tra, Sở TN&MT đã xử lý và kiến nghị xử lý 4 cơ sở, số tiền xử phạt 225 triệu đồng...

Thống kê của Chi Cục bảo vệ môi trường, Sở TN&MT cho thấy, trên địa bàn tỉnh hiện tại có 18 đơn vị đã lắp đặt 85 trạm quan trắc khí thải, nước thải tự động, liên tục. Trong đó có 21 trạm quan trắc nước thải, 64 trạm quan trắc khí thải. Để bảo đảm các trạm hoạt động hiệu quả, Sở TN&MT thường xuyên giám sát việc thực hiện vận hành và kiểm soát chất lượng hệ thống các trạm; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, xác nhận và niêm phong hệ thống truyền nhận số liệu của các trạm. Kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý, xử phạt hoặc đình chỉ xả thải của các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật nếu phát hiện thông số môi trường vượt quy chuẩn cho phép.

Những hoạt động trên cho thấy sự quan tâm, vào cuộc của các cấp, các ngành, các tầng lớp Nhân dân đối với hoạt động xử lý, cải thiện và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nhiệm vụ này vẫn còn những tồn tại, hạn chế đòi hỏi sự vào cuộc tích cực, trách nhiệm hơn nữa của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp cũng như sự đồng thuận, ủng hộ và trách nhiệm của các tầng lớp Nhân dân trong thời gian tới.

Bài và ảnh: Phong Sắc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]