(Baothanhhoa.vn) - Xác định nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (KH&CN) là yếu tố then chốt, quyết định đến sự thành công trong hoạt động KH&CN, thời gian qua tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh nói chung, nguồn nhân lực KH&CN nói riêng, đặc biệt trong các lĩnh vực trọng yếu, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực trọng yếu

Xác định nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (KH&CN) là yếu tố then chốt, quyết định đến sự thành công trong hoạt động KH&CN, thời gian qua tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh nói chung, nguồn nhân lực KH&CN nói riêng, đặc biệt trong các lĩnh vực trọng yếu, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực trọng yếuSản xuất, nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô thực vật tại Phòng Phân tích và Thí nghiệm Viện Nông nghiệp Thanh Hóa.

Theo thống kê, hiện nay, nguồn nhân lực KH&CN đã có trên 256 nghìn người (trong đó có 28 phó giáo sư; gần 400 tiến sĩ; trên 7.000 thạc sĩ). Số cán bộ tham gia hoạt động KH&CN ngày càng tăng lên, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của tỉnh đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ. Nhiều mô hình sản xuất tiên tiến được xây dựng, nhiều công nghệ, kỹ thuật tiến bộ được chuyển giao vào sản xuất và đời sống. Cụ thể, trong lĩnh vực nông nghiệp, đã tập trung nghiên cứu ứng dụng các thành tựu công nghệ sinh học, chọn tạo, tuyển chọn, phục tráng, nhân giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện của tỉnh, góp phần làm chuyển biến cơ bản chất lượng giống cây trồng (12 giống lúa thuần, 8 giống lúa mới, giống lúa lai F1, 16 giống lạc, 6 giống mía, 4 giống sắn, 4 giống đậu tương...). Một số đối tượng cây trồng mới được đưa vào trồng thử nghiệm như cây Diêm mạch, cây Sachi... Đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ sau thu hoạch từ khâu bảo quản, sơ chế và chế biến các sản phẩm, góp phần giảm thiểu tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch và nâng cao giá trị sản phẩm.

Trong chăn nuôi đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ di truyền để chọn lọc giống, tạo giống chất lượng và bảo tồn nguồn gen; sản xuất nhiều giống mới có năng suất, chất lượng cao. Nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi tiên tiến (cả về công nghệ và tổ chức) được áp dụng thành công ở quy mô lớn (quy trình VietGAP, đảm bảo chất lượng cao và an toàn sinh học, nông nghiệp hữu cơ...). Trong thủy sản, tiếp tục nghiên cứu và nhân rộng công nghệ sản xuất giống thủy sản chất lượng cao; từng bước chủ động sản xuất giống trên địa bàn; triển khai các mô hình nuôi trồng theo hướng thâm canh, áp dụng công nghệ cao; đẩy mạnh hình thức nuôi lồng, bè trên biển, các mô hình nuôi kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái. Nâng cao năng lực khai thác hải sản xa bờ gắn với áp dụng công nghệ hiện đại. Trong lâm nghiệp đã ứng dụng công nghệ nhân giống cây lâm nghiệp bằng nuôi cấy mô, hom. Đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong lâm nghiệp. Nghiên cứu trồng thử một số cây lâm nghiệp mới; khảo nghiệm sản xuất cây có giá trị kinh tế cao.

Đặc biệt, trong lĩnh vực khoa học - kỹ thuật và công nghệ đã tập trung nghiên cứu đổi mới, ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển sản phẩm mới, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp và thúc đẩy tiến trình CNH, HĐH của tỉnh, như: Công nghệ sấy lúa bằng bức xạ hồng ngoại; sấy cói bằng công nghệ tuy nen; sản xuất gốm mỹ nghệ tráng men bằng công nghệ đốt gas kết hợp đốt than; công nghệ mới sản xuất gạch không nung Terrazzo... Trong công nghệ thông tin, đã nghiên cứu sản xuất nhiều phần mềm ứng dụng phục vụ sản xuất, chế biến thuộc lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao; phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý, điều trị bệnh cho Nhân dân; phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý tài nguyên - môi trường; phần mềm ứng dụng phục vụ công tác quản lý giao thông - vận tải...

Phát triển nhân lực khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực trọng yếuĐồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh và đại diện lãnh đạo Liên hiệp các hội Khoa học và Kĩ thuật Thanh Hóa trao danh hiệu và tặng Bằng khen cho 10 Trí thức khoa học và công nghệ tiêu biểu năm 2022.

Có thể khẳng định, nguồn nhân lực KH&CN đã có nhiều đóng góp quan trọng, thiết thực cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh; nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý, điều hành, góp phần quan trọng vào xây dựng những luận cứ khoa học cho việc xây dựng, ban hành các quyết sách, hoạch định chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh...

Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa Phạm Kim Tân, cho biết: Để tạo bước đột phá trong việc phát triển nguồn nhân lực KH&CN đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới, các ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền các cấp cần nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về KH&CN. Xây dựng chiến lược, tầm nhìn dài hạn về công tác tạo nguồn nhân lực KH&CN, trong đó chú trọng phát triển nguồn nhân lực KH&CN chất lượng cao gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đẩy mạnh phát triển nhân lực KH&CN bao gồm việc đào tạo, đào tạo lại gắn liền với sử dụng và trọng dụng nhân tài. Đồng thời, tiếp tục sắp xếp lại và phát triển các cơ sở hoạt động KH&CN, tập trung đầu tư đồng bộ cho những cơ sở trọng điểm, xây dựng một số phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia và các nước trong khu vực, bảo đảm đủ khả năng giải quyết những nhiệm vụ tỉnh giao. Đặc biệt, đẩy mạnh hợp tác liên kết giữa các trường đại học, cao đẳng, các tổ chức KH&CN với cơ quan, doanh nghiệp, nhằm đảm bảo các kết quả nghiên cứu ra có địa chỉ ứng dụng ngay.

Cùng với thực hiện tốt cơ chế, chính sách, cần đẩy mạnh xã hội hóa, huy động có hiệu quả các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước, nhất là từ doanh nghiệp cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực KH&CN. Tăng cường huy động đầu tư ngoài ngân sách để phát triển tiềm lực, đặc biệt là cơ sở vật chất, kỹ thuật của các tổ chức KH&CN, góp phần cải thiện điều kiện làm việc cho nhân lực KH&CN. Qua đó, phát huy tiềm năng sáng tạo của đội ngũ KH&CN, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH quê hương, đất nước.

Bài và ảnh: Trần Hằng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]