(Baothanhhoa.vn) - Từ đầu năm 2021 đến nay, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 2.178 vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, xử lý vi phạm hành chính số tiền hơn 5 tỷ đồng. Theo đại diện Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhiều địa phương trong tỉnh thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch nên tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vẫn có chiều hướng diễn biến phức tạp trở lại trên tất cả các tuyến, lĩnh vực, địa bàn.

Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm buôn lậu, gian lận thương mại

Từ đầu năm 2021 đến nay, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 2.178 vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, xử lý vi phạm hành chính số tiền hơn 5 tỷ đồng. Theo đại diện Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhiều địa phương trong tỉnh thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch nên tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, dự báo tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vẫn có chiều hướng diễn biến phức tạp trở lại trên tất cả các tuyến, lĩnh vực, địa bàn.

Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm buôn lậu, gian lận thương mạiĐội Quản lý thị trường số 2 kiểm tra hàng hóa vi phạm.

Để chủ động kiểm soát tình hình, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh đã ban hành Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch này nhằm phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng sản xuất, buôn bán, vận chuyển, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không bảo đảm an toàn thực phẩm; các hành vi gian lận thương mại, như: đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật,... góp phần ổn định thị trường, lưu thông hàng hóa thông suốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.

Các ngành thành viên, Ban Chỉ đạo 389 các cấp, các lực lượng chức năng sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát, bắt giữ, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; đặc biệt, tăng cường các biện pháp kiểm soát các hành vi lợi dụng sàn giao dịch thương mại điện tử, mua, bán online, mạng xã hội (facebook, zalo...) để kinh doanh hàng cấm, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ; chú trọng các mặt hàng thiết yếu, hàng phục vụ tết, các mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá, hàng phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19; kiểm tra việc chấp hành các quy định về giá, hành vi gian lận, giả mạo xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu...

Các lực lượng chức năng sẽ tổ chức kiểm tra toàn diện, tổng thể, bao gồm tuyến biên giới đất liền, tuyến biển, hàng không và thị trường nội địa. Các ngành hàng kiểm tra chủ yếu trong kế hoạch cao điểm này là: dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng; dược liệu, vị thuốc cổ truyền; các mặt hàng là vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19; xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng; quần áo, giày dép; túi xách, điện gia dụng...; bánh mứt kẹo, rượu, bia, nước giải khát, lương thực, thực phẩm tươi sống và chế biến, gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm, thủy hải sản; sữa và các sản phẩm từ sữa; dầu thực vật, thực phẩm công nghiệp, hoa quả...; các mặt hàng vật tư nông nghiệp (thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật nuôi), phụ gia thực phẩm... Đồng thời, tập trung kiểm tra, kiểm soát chống vận chuyển, tàng trữ và kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu bao gồm: ma túy, vũ khí, pháo nổ, khoáng sản, ngoại tệ, xăng dầu, đường cát, rượu ngoại, thuốc lá điếu, thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng, động vật hoang dã, gỗ, khoáng sản, vật liệu xây dựng...

Nội dung kiểm tra bao gồm các thủ tục kinh doanh, các hóa đơn, chứng từ và các giấy tờ liên quan đến từng lĩnh vực hoạt động: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập, kinh doanh, vận chuyển... để xác minh nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; quyền sở hữu trí tuệ, nhãn hàng hóa, công bố tiêu chuẩn áp dụng, hợp chuẩn, hợp quy; tự công bố chất lượng sản phẩm, hàng hóa; đo lường, số lượng, chủng loại sản phẩm hàng hóa; việc kê khai giá, niêm yết giá, bán theo giá niêm yết, đáp ứng và duy trì các điều kiện kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Đại diện Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa, cho biết: Từ ngày 1-12-2021, các đoàn liên ngành do Cục Quản lý thị trường làm nòng cốt đã tăng cường công tác kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Trong đó, chú trọng vào kiểm tra việc thực hiện các quy định về niêm yết giá, bán theo giá niêm yết, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm của một số mặt hàng thường tăng mạnh vào dịp cuối năm và trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Cùng với đó, các lực lượng chức năng cũng đang tập trung đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và các cơ sở kinh doanh trong chống hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại; đồng thời, khuyến khích phát triển sản xuất, bảo đảm cung ứng đầy đủ hàng hóa với chất lượng, giá cả hợp lý, góp phần tạo điều kiện cho Nhân dân vui xuân, đón tết lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.

Bài và ảnh: Tùng Lâm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]