Ông Donald Trump đề cử tỷ phú Stephen Feinberg làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Vị trí Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đặc biệt quan trọng, chịu trách nhiệm quản lý hoạt động hằng ngày của Bộ Quốc phòng Mỹ với hơn 3 triệu nhân viên, bao gồm cả quân nhân và nhân viên dân sự.
Tỷ phú Stephen Feinberg. (Nguồn: WSJ)
Ngày 3/12, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đưa ra một đề cử đáng chú ý khi đề nghị tỷ phú Stephen Feinberg đảm nhận vị trí Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Mặc dù ông Feinberg chưa chính thức chấp thuận sự tiến cử nhưng động thái này được cho là phản ánh bước tiến quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ lãnh đạo của chính quyền mới.
Vị trí Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đặc biệt quan trọng, chịu trách nhiệm quản lý hoạt động hằng ngày của Bộ Quốc phòng Mỹ với hơn 3 triệu nhân viên, bao gồm cả quân nhân và nhân viên dân sự.
Ông Feinberg là đồng Giám đốc điều hành (CEO) của Cerberus Capital Management - một tập đoàn công ty đầu tư nổi bật trong lĩnh vực quốc phòng.
Ông cũng từng là thành viên Hội đồng Cố vấn tình báo của ông Trump trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên. Việc đề cử ông Feinberg được kỳ vọng sẽ làm dịu đi mối lo ngại trong giới quân sự về khả năng lãnh đạo của ông Pete Hegseth, người đang được xem xét cho vị trí Bộ trưởng Quốc phòng, nhưng vấp phải chỉ trích về khả năng quản lý và điều hành.
Chuyên gia Michael O’Hanlon từ Viện Brookings nhận định Lầu Năm Góc, một trong những cơ quan lớn nhất thế giới, đòi hỏi người lãnh đạo phải có khả năng điều hành xuất sắc. Mặc dù vậy, một số nhà phê bình lo ngại việc đưa một nhà tài phiệt vào Bộ Quốc phòng có thể dẫn đến xung đột lợi ích, do các khoản đầu tư của ông Feinberg trong ngành công nghiệp quốc phòng.
Ông Matt Duss, Phó Chủ tịch Trung tâm Chính sách quốc tế, cho rằng sự luân chuyển giữa các nhà đầu tư và chính quyền vẫn là một vấn đề tiềm ẩn nguy cơ.
Cũng trong ngày 3/12, ông Chad Chronister đã thông báo rút lui, chỉ vài ngày sau khi được đề cử cho vị trí lãnh đạo Cơ quan Thi hành Luật về ma túy (DEA).
Ông Chronister - cảnh sát trưởng của quận Hillsborough (bang Florida) - cho biết ông nhận thức được tầm quan trọng của trách nhiệm và đã quyết định rút lui vì lý do cá nhân. Đây là lần thứ hai một ứng cử viên của ông Trump từ bỏ đề cử, sau khi ông Matt Gaetz rút khỏi đề cử Bộ trưởng Tư pháp.
Hiện đội ngũ của ông Trump đã đạt được thỏa thuận với Bộ Tư pháp để tiến hành kiểm tra lý lịch và cấp quyền truy cập thông tin bảo mật cho các ứng cử viên lãnh đạo cơ quan liên bang. Đây là một bước quan trọng trong quá trình chuẩn bị cho chính quyền mới của ông Trump, nhằm đảm bảo các chính sách được triển khai ngay từ 20/1/2025 khi ông nhậm chức.
Trong một diễn biến khác, ông Trump đã yêu cầu một thẩm phán ở New York bác vụ án hình sự liên quan đến khoản tiền bịt miệng trị giá 130.000 USD mà ông chi trả cho nữ diễn viên Stormy Daniels, nhằm ngăn chặn vụ án gây ảnh hưởng đến nhiệm kỳ tổng thống của ông.
Ông Trump đã bị kết án vào tháng Năm vừa qua với 34 tội danh hình sự liên quan đến việc làm giả hồ sơ kinh doanh để che giấu khoản chi trả cho diễn viên Cohen.
Các luật sư của ông Trump lập luận rằng vụ án này sẽ gây ra “sự cản trở vi hiến” trong suốt nhiệm kỳ Tổng thống khiến ông không thể thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của người điều hành đất nước trong những năm tới./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-01-07 21:42:00
Tốc độ tiến quân của Nga tại Ukraine giảm mạnh
-
2025-01-07 16:16:00
Trên 90 người thiệt mạng trong trận động đất ở Tây Tạng
-
2024-12-04 12:58:00
Các cố vấn cấp cao của Tổng thống Hàn Quốc “đệ đơn từ chức hàng loạt”
Trung Quốc phản đòn Mỹ sau cú đánh vào chip bán dẫn
Các nhà lập pháp kêu gọi luận tội, Tổng thống Hàn Quốc đối mặt với áp lực từ chức
OpenAI đứng trước cuộc chiến pháp lý hàng tỷ USD
Nga tuyên bố “giải phóng” gần 60 khu dân cư ở Kharkov
Chính phủ Mỹ “nhẹ nhõm” khi Tổng thống Hàn Quốc dỡ bỏ thiết quân luật
Tổng thống Hàn Quốc tuyên bố dỡ bỏ tình trạng thiết quân luật
Hàn Quốc náo loạn sau khi Tổng thống ban bố thiết quân luật khẩn cấp
Tổng thống Hàn Quốc ban bố lệnh thiết quân luật khẩn cấp
Tập đoàn Intel hứng thêm cú sốc mới về nhân sự