Nỗ lực cải thiện vị trí xếp hạng
Cuối tháng 1/2024, Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2023 của khối các huyện, thị xã, thành phố đã được công bố. Nhìn vào bảng vị trí xếp hạng, mỗi địa phương tự nhận thấy mặt mạnh, mặt yếu trong thực hiện nhiệm vụ CCHC để đề ra mục tiêu phấn đấu cho năm tiếp theo.
Người dân đến giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận “một cửa” xã Đông Thịnh (Đông Sơn). Ảnh: Thu Vui
Bộ tiêu chí đánh giá, xác định Chỉ số CCHC của UBND tỉnh ban hành đối với cấp huyện gồm 8 nội dung, với 48 tiêu chí và 88 tiêu chí thành phần. 8 nội dung cụ thể gồm: Công tác chỉ đạo, điều hành CCHC; cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển chính quyền điện tử; đánh giá mức độ hài lòng của người dân, tổ chức.
Kết quả đánh giá, chấm điểm cho thấy, giá trị trung bình chỉ số CCHC của các đơn vị cấp huyện đạt được năm 2023 là 89,3%, cao nhất trong giai đoạn 2018-2023. Các đơn vị duy trì thứ hạng cao liên tục trong nhiều năm là các huyện Đông Sơn, Hoằng Hóa và TP Thanh Hóa. Đặc biệt, huyện Yên Định đã có sự bứt phá mạnh mẽ khi nằm ở top cuối năm 2022 vươn lên vị trí thứ 4 trên bảng xếp hạng năm 2023. Huyện Đông Sơn rất xuất sắc khi năm thứ 3 liên tiếp giữ vững vị trí dẫn đầu 27 huyện, thị xã, thành phố với 92,15 điểm. Ở chiều ngược lại, huyện Mường Lát nhiều năm liền vẫn nằm ở vị trí cuối cùng trên bảng xếp hạng.
3 năm giữ vững vị trí số 1, huyện Đông Sơn đã khẳng định được dấu ấn nổi bật trong công tác CCHC. Để có được kết quả này, ngay từ đầu năm, UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện đồng bộ cả 6 nội dung CCHC, đồng thời ban hành nhiều công văn, kế hoạch yêu cầu các phòng, các địa phương nghiêm túc thực hiện. Cùng với đó, huyện cũng thực hiện chấm điểm chỉ số CCHC của các phòng chuyên môn và các xã, thị trấn để các đơn vị phải thay đổi tư duy, hành động quyết liệt và xuyên suốt. Trong quá trình triển khai thực hiện, UBND huyện Đông Sơn thành lập đoàn và tổ chức kiểm tra tại các xã, thị trấn nhằm phát hiện những tồn tại, hạn chế để kịp thời chấn chỉnh. Trong giải quyết thủ tục hành chính, ngoài đầu tư trang thiết bị đồng bộ, hiện đại, bộ phận “một cửa” các cấp đều lấy phiếu đánh giá sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước để nhận rõ những hạn chế, khuyết điểm phải khắc phục. Đặc biệt, để phục vụ tổ chức, công dân một cách tốt nhất, các xã, thị trấn đã nghiên cứu, áp dụng nhiều mô hình, sáng kiến mới trong CCHC, được cấp ủy, chính quyền địa phương và Nhân dân đánh giá cao.
Năm 2023, so sánh giá trị trung bình các chỉ số thành phần cho thấy, có 4/8 chỉ số thành phần tăng điểm, 4/8 chỉ số thành phần giảm điểm so với năm 2022. Trong đó, chỉ số tăng cao nhất là “cải cách tài chính công” (tăng 14,86%). Đây cũng là chỉ số đạt giá trị trung bình cao nhất trong năm 2023. Giảm sâu nhất là chỉ số “đánh giá mức độ hài lòng của người dân, tổ chức” (giảm 12,54%). Nguyên nhân là do năm 2023, việc điều tra xã hội học được thực hiện bởi đơn vị độc lập và nội dung rộng rãi, bao hàm nhiều lĩnh vực, không chỉ bó hẹp bằng việc lấy ý kiến đánh giá của người dân khi tham gia giải quyết thủ tục hành chính như năm 2022. Với việc thay đổi cách thức điều tra xã hội học, người dân được đánh giá ở nhiều nội dung hơn. Trên cơ sở kết quả đó, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh có những điều chỉnh phù hợp để hoàn thiện nền hành chính phục vụ Nhân dân được tốt hơn.
Trong các chỉ số thành phần theo từng lĩnh vực, giá trị trung bình của chỉ số “chỉ đạo, điều hành CCHC” đạt 85,40% (tăng 2,23% so với năm 2022), trong đó cao nhất là huyện Đông Sơn với 98,69%. Chỉ số “cải cách thể chế” có 24/27 đơn vị đạt trên 90% cho thấy việc xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản pháp luật tại các địa phương tương đối tốt. Chỉ số “cải cách chế độ công vụ” có sự chênh lệch về điểm số, không có đơn vị nào đạt điểm tuyệt đối, cao nhất là huyện Hoằng Hóa đạt 93,15% và thấp nhất là huyện Mường Lát với 77,79%. Đặc biệt, chỉ số “cải cách tài chính công tăng mạnh”, tăng 14,86% so với năm 2022; thị xã Bỉm Sơn là địa phương đứng đầu bảng xếp hạng với 97,74%...
Chỉ số CCHC năm 2023 được công bố đã phản ánh thực chất, khách quan kết quả thực hiện nhiệm vụ CCHC của các huyện, thị xã, thành phố và là nguồn thông tin quan trọng giúp các địa phương nhận biết được vị trí xếp hạng của mình. Từ đó tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm về quá trình triển khai thực hiện nhằm nâng cao chất lượng đối với từng lĩnh vực, từng tiêu chí, tiêu chí thành phần có số điểm chưa cao để đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm cải thiện vị trí xếp hạng trong năm 2024 và những năm tiếp theo, đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân.
Thu Vui
{name} - {time}
-
2024-11-21 10:48:00
Chỗ dựa vững chắc cho người cao tuổi
-
2024-11-21 09:46:00
Sức mạnh từ “ý Đảng - lòng dân”
-
2024-03-11 10:06:00
Đảng bộ xã Quảng Bình kỷ niệm 70 năm ngày thành lập
Bước chuyển trong cải cách hành chính ở Thiệu Hóa
Xã Bắc Lương xây dựng nền hành chính phục vụ
Đào tạo, bồi dưỡng lý luận cho cán bộ, đảng viên, góp phần xây dựng đảng bộ vững mạnh
Đảng bộ thị xã Nghi Sơn quan tâm phát triển đảng viên trong trường học
Phát huy truyền thống quê hương cách mạng, xây dựng Đảng bộ huyện Hậu Lộc ngày càng vững mạnh
MTTQ huyện Vĩnh Lộc thực hiện hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước
Nhân rộng mô hình “chi bộ 4 tốt”
Chú trọng phát triển đảng viên trong hội nông dân
Ngọc Lặc phát huy vai trò của đội ngũ bí thư chi bộ, trưởng thôn trong xây dựng thôn nông thôn mới