Liên hợp quốc thông qua quy trình khiếu nại các dự án tín chỉ carbon
Liên hợp quốc cho rằng việc áp dụng các biện pháp mới là cột mốc quan trọng giúp bảo vệ quyền con người và đảm bảo nguyên tắc của thị trường carbon toàn cầu mà cơ quan này đang xây dựng.
Khói bốc lên từ nhà máy hóa chất và công nghiệp dược phẩm Bayer ở Pratteln, Đức. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 3/5, Liên hợp quốc cho biết đã thông qua các quy định mới cho phép những người chịu tổn thất do các dự án thuộc thị trường tín chỉ carbon toàn cầu do Liên hợp quốc lập ra nộp đơn kháng nghị chính thức.
Theo Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu, Liên hợp quốc được giao nhiệm vụ tạo cơ chế đáng tin cậy để cho phép trao đổi tín dụng carbon đạt được từ các dự án giảm hoặc tránh phát thải khí CO2. Chẳng hạn, các dự án này có thể tạo ra năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường có khả năng hấp thụ carbon như rừng hoặc đất than bùn hoặc đổi bếp than bằng bếp dùng nhiên liệu sạch hơn.
Nhiều hoạt động tương tự đang được thực hiện ở các quốc gia đang phát triển. Tuy nhiên, khi những kế hoạch này được triển khai rộng rãi, có những cáo buộc cho rằng nhiều cộng đồng địa phương bị bóc lột hoặc mất vùng đất của họ.
Liên hợp quốc cho rằng việc áp dụng các biện pháp mới là cột mốc quan trọng giúp bảo vệ quyền con người và đảm bảo nguyên tắc của thị trường carbon toàn cầu mà cơ quan này đang xây dựng.
Chủ tịch Cơ quan giám sát của Liên hợp quốc, bà Maria AlJishi nhấn mạnh việc thông qua thủ tục khiếu nại sẽ đem lại cách thức mới để trao quyền cho các cộng đồng và cá nhân dễ bị tổn thương, trong đó có cơ hội kháng nghị những quyết định hoặc đệ đơn khiếu nại.
Về phần mình, ông Gilles Dufrasne thuộc tổ chức tư vấn Carbon Market Watch, lưu ý điều này cho thấy các thị trường carbon cũng đi kèm với những tác hại trên thực tế.
Theo ông, quy định mới của Liên hợp quốc là bước đi đầu tiên hướng tới bảo vệ những người dân bản địa, song vẫn cần được cải tiến do chi phí khiếu nại sẽ rất tốn kém và không phải người dân nào cũng có thể tiếp cận được.
Thị trường tín chỉ carbon là một hệ thống giao dịch cho phép các tổ chức mua bán quyền phát thải khí nhà kính, cụ thể là CO2. Các công ty hoặc cá nhân có thể sử dụng thị trường carbon để bù đắp lượng phát thải khí nhà kính bằng cách mua tín dụng carbon từ các đơn vị loại bỏ hoặc giảm phát thải khí nhà kính.
Một khoản tín dụng carbon có thể trao đổi được tương đương với 1 tấn CO2 hoặc lượng tương đương của một loại khí nhà kính khác được giảm thiểu./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-01-05 19:48:00
Hàn Quốc kết thúc tìm kiếm tại hiện trường tai nạn máy bay Jeju Air
-
2025-01-05 19:26:00
Mỹ tổ chức Quốc tang cựu Tổng thống Jimmy Carter: 6 ngày tri ân
-
2024-05-04 12:55:00
Phái đoàn Hamas, Giám đốc CIA đến Ai Cập thảo luận việc ngừng bắn ở Gaza
Mexico phát hiện đường hầm vận chuyển ma túy dưới bức tường biên giới với Mỹ
Mỹ và Nhật Bản chi hơn 3 tỷ USD cho dự án phát triển tên lửa mới
Động đất độ lớn 4,2 ở Lào, chưa có thông báo về thiệt hại
Apple công bố chương trình mua lại cổ phiếu lớn nhất trong lịch sử
Colombia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel vì xung đột ở Gaza
Chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của Tổng thống Pháp tới Đức sau gần 25 năm
Phát hiện dạng đậu mùa khỉ mới dễ lây, có thể khiến 10% người bệnh tử vong
Lên án thảm họa nhân đạo tại Gaza, Thổ Nhĩ Kỳ ngừng giao thương với Israel
Xung đột Hamas-Israel: LHQ ước tính tiêu tốn 30-40 tỷ USD để tái thiết Gaza