(Baothanhhoa.vn) - Khoa học và công nghệ (KH&CN) luôn được xác định giữ vai trò then chốt trong công cuộc đổi mới đất nước, là nguồn lực không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của các địa phương. Từ định hướng chung đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, chỉ rõ: “Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KH&CN; chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển KT-XH nhanh và bền vững” và xem đây là 1 trong 3 khâu đột phá của tỉnh trong giai đoạn 2020-2025.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nghị quyết 20/2021-NQ/HĐND - động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội

Khoa học và công nghệ (KH&CN) luôn được xác định giữ vai trò then chốt trong công cuộc đổi mới đất nước, là nguồn lực không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của các địa phương. Từ định hướng chung đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, chỉ rõ: “Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KH&CN; chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển KT-XH nhanh và bền vững” và xem đây là 1 trong 3 khâu đột phá của tỉnh trong giai đoạn 2020-2025.

Nghị quyết 20/2021-NQ/HĐND - động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội

Nhờ ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nên các sản phẩm nông nghiệp chủ lực tại các địa phương được người tiêu dùng ưa chuộng. Trong ảnh: Một số đặc sản của huyện Hà Trung

Để thực hiện được các mục tiêu, nội dung phát triển KH&CN, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 20/2021/NQ-HĐND ngày 17-7-2021 về chính sách khuyến khích phát triển KH&CN trở thành khâu đột phá trong phát triển KT-XH tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt là Nghị quyết số 20/NQ-HĐND).

Nghị quyết số 20/NQ-HĐND có sự kế thừa và phát huy lên một mức độ cao hơn về chất các chính sách khuyến khích KH&CN phát triển giai đoạn trước. Đơn cử, Nghị quyết 81/2017/NQ-HĐND ngày 7-12-2017 của HĐND tỉnh về việc ban hành chính sách khuyến khích phát triển KH&CN trở thành khâu đột phá trong phát triển KT-XH tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020. Trong 3 năm triển khai thực hiện nghị quyết (2018-2020) đã thu được những kết quả tích cực, trong các lĩnh vực y dược, công nghiệp, công nghệ thông tin, nông nghiệp... Nghị quyết số 81/2017/NQ - HĐND với 11 nhóm chính sách, kết quả, đã thực hiện hỗ trợ được 8/11 nhóm chính sách, bao gồm: hỗ trợ nghiên cứu sản xuất dược phẩm mới, thực phẩm chức năng mới từ dược liệu trồng trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu sản xuất phần mềm ứng dụng (Software); đổi mới công nghệ - thiết bị sản xuất một số sản phẩm công nghiệp có khả năng cạnh tranh tốt; nhận chuyển giao kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị; ứng dụng công nghệ cao trong bảo quản hải sản đánh bắt xa bờ; ứng dụng công nghệ cao, quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong sản xuất lúa gạo chất lượng cao theo chuỗi giá trị trên quy mô lớn...; có 3/11 nhóm chính sách không có hồ sơ đề nghị hỗ trợ, do không đúng đối tượng hoặc không đáp ứng đủ tiêu chí được hỗ trợ gồm: Hỗ trợ nghiên cứu giống cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao, quy trình thực hành tốt trong sản xuất cam, bưởi theo chuỗi giá trị trên quy mô lớn; hỗ trợ đầu tư trang thiết bị kỹ thuật cho phòng thí nghiệm, phân tích kiểm nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm sản phẩm trực thuộc doanh nghiệp... Kế thừa tính hợp lý và kết quả đạt được từ các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 81, Nghị quyết số 20/NQ-HĐND tập trung vào 5 chính sách, bao gồm: hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật cao trong khám, chữa bệnh; hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm thẻ chân trắng; hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa gạo chất lượng cao theo chuỗi giá trị hàng hóa quy mô lớn; hỗ trợ đầu tư mới hoặc đổi mới công nghệ cao bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản; hỗ trợ đầu tư mới hoặc đổi mới công nghệ - thiết bị sản xuất cát nhân tạo (cát nghiền).

Có thể nói, các nhóm chính sách hỗ trợ của Nghị quyết số 20/NQ-HĐND là những lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh ta. Điển hình như nhóm chính sách đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, gồm hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm thẻ chân trắng; hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa gạo chất lượng cao theo chuỗi giá trị hàng hóa quy mô lớn; hỗ trợ đầu tư mới hoặc đổi mới công nghệ cao bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản. Nhóm chính sách hỗ trợ đầu tư mới công nghệ - thiết bị sản xuất cát nhân tạo (cát nghiền) là giải pháp đáp ứng nhu cầu cát xây dựng và làm giảm nhu cầu sử dụng cát tự nhiên, do vậy giảm hiện tượng khai thác trái phép gây sạt lở dòng sông, đảm bảo an ninh trật tự tại các địa phương có mỏ cát tự nhiên; tiến tới việc sử dụng cát nhân tạo thay thế cho cát tự nhiên... Việc lựa chọn đầu tư vào các lĩnh vực này có ý nghĩa rất quan trọng, bởi kết quả đạt được có thể trở thành đòn bẩy thúc đẩy tăng trưởng KT-XH, bảo vệ sức khỏe Nhân dân. Bên cạnh đó, với việc lựa chọn 5 chính sách hỗ trợ của Nghị quyết số 20/NQ-HĐND cũng cho thấy, thay vì đầu tư dàn trải, lựa chọn nhiều lĩnh vực, nhiều nội dung thì việc đầu tư một cách có trọng tâm, trọng điểm và đi vào chiều sâu, cũng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước, tránh lãng phí nguồn lực do đầu tư không hiệu quả, lượng không đi đôi với chất.

Bài và ảnh: Trường Giang


Bài và ảnh: Trường Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]