Khép lại vụ kiện đối với Goldman Sachs liên quan quỹ 1MDB
Tòa án liên bang ở quận Brooklyn (Mỹ) bác bỏ cáo buộc mưu đồ hối lộ với Goldman Sachs, sau khi ngân hàng hoàn tất thỏa thuận hoãn truy tố và chấp nhận nộp phạt 2,9 tỷ USD.
Vụ kiện đối với Goldman Sachs liên quan quỹ 1MDB khép lại. (Nguồn: Business Times)
Vụ kiện hình sự do Chính phủ Mỹ tiến hành đối với ngân hàng đầu tư Goldman Sachs liên quan đến Quỹ Đầu tư Nhà nước Malaysia (1MDB) đã chính thức khép lại.
Quỹ 1MDB do cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak sáng lập năm 2009 nhằm phát triển kinh tế-xã hội nước này, thông qua quan hệ đối tác toàn cầu và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm 2012-2013, Goldman Sachs đã giúp 1MDB phát hành 3 đợt trái phiếu với tổng trị giá 6,5 tỷ USD.
Vào năm 2016, Bộ Tư pháp Mỹ đã tiến hành điều tra Goldman Sachs về những giao dịch đáng ngờ với 1MDB, theo đạo luật của Mỹ về chống tham nhũng ở nước ngoài.
Đạo luật này nghiêm cấm các công ty và các cá nhân tại Mỹ hối lộ các tổ chức, cơ quan nước ngoài để thực hiện bất kỳ thỏa thuận kinh doanh nào.
Theo luật này, các công tố viên và điều tra viên Mỹ muốn Goldman Sachs giải thích việc đã không báo cáo về các giao dịch đáng ngờ đối với việc huy động vốn cho 1MDB khi rao bán số trái phiếu trị giá 6,5 tỷ USD.
Các nhà điều tra cho rằng những sai phạm và thiếu sót trong kiểm soát hoạt động quản lý của Goldman Sachs đã tiếp tay cho hành vi biển thủ hàng tỷ USD từ quỹ này.
Theo lực lượng chức năng Malaysia và Mỹ, quỹ này đã bị thất thoát khoảng 4,5 tỷ USD trong thời gian từ 2009-2015.
Goldman Sachs bác bỏ các cáo buộc trên, cho rằng các cựu quan chức Chính phủ Malaysia và Quỹ 1MDB đã nói dối về cách thức sử dụng số tiền thu được từ việc bán trái phiếu.
Ngày 6/5, chánh án Margo Brodie tại tòa án liên bang ở quận Brooklyn (thành phố New York, Mỹ) đã bác bỏ cáo buộc mưu đồ hối lộ đối với Goldman Sachs, sau khi ngân hàng có trụ sở tại Wall Street này hoàn tất thỏa thuận hoãn truy tố kéo dài 3 năm kết thúc vào tháng 10 năm ngoái và chấp nhận nộp phạt 2,9 tỷ USD.
Khoản tiền phạt này bao gồm việc hoàn trả 600 triệu USD lợi nhuận mà ngân hàng này có được trong các thương vụ với 1MDB.
Hồi tháng 10/2020, Bộ Tư pháp Mỹ thông báo Goldman Sachs đã chấp nhận khoản tiền phạt cao kỷ lục 2,9 tỷ USD nhằm tránh các cáo buộc hình sự liên quan đến vai trò của ngân hàng này trong vụ bê bối tham nhũng tại 1MDB.
Hai cựu lãnh đạo của ngân hàng này đã bị buộc tội hình sự liên quan đến vụ việc. Trong đó, Tim Leissner - cựu Chủ tịch ngân hàng Goldman Sachs khu vực Đông Nam Á - đã nhận tội rửa tiền, song chưa bị kết án.
Trong khi đó, ông Roger Ng - cựu giám đốc điều hành của Goldman Sachs ở Malaysia đã bị kết án 10 năm tù tại tòa án ở Brooklyn, song đã được đưa đến Malaysia hồi tháng 10/2023 nhằm hỗ trợ các cuộc điều tra tại quốc gia Đông Nam Á này.
Việc Goldman Sachs tại Malaysia thừa nhận sai phạm trong vụ bê bối 1MDB giúp công ty mẹ tránh các trách nhiệm pháp lý tại Mỹ, được cho là sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh nói chung của cả ngân hàng này./.
Theo TTXVN
- 2024-11-05 22:59:00
Cập nhật bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024
- 2024-11-05 14:40:00
UNESCO xem xét công nhận kỹ thuật nấu rượu sake là di sản văn hóa phi vật thể
- 2024-05-07 10:17:00
Tập đoàn Shell xác nhận kế hoạch rời khỏi Nam Phi sau hơn 120 năm hoạt động
Mỹ - Philippines diễn tập pháo binh chống đổ bộ trên Biển Đông
Biến thể phụ KP.2 của SARS-CoV-2 có thể lây lan nhanh hơn, “né” vaccine tốt hơn
EU chấp thuận thương vụ Nippon Steel mua lại US Steel
UNICEF cảnh báo 600.000 trẻ em đối mặt với thảm họa ở Rafah
Tổng thống Palestine kêu gọi Mỹ ngăn chặn nguy cơ “thảm sát” tại Rafah
Những điểm nhấn chính trong cuộc gặp ba bên EU, Pháp, Trung Quốc
Nga tung hơn 20.000 quân, dồn lực đẩy Ukraine khỏi pháo đài chiến lược
Indonesia bắt tay với tập đoàn Nvidia xây dựng trung tâm phát triển AI
Hàn Quốc: Khủng hoảng ngành y gây khó khăn về tài chính cho nhiều bệnh viện