(Baothanhhoa.vn) - Tỉnh Thanh Hóa có nhiều nông sản, gắn liền với các địa danh nổi tiếng của địa phương, như: vịt Cổ lũng (Bá Thước), quế ngọc (Thường Xuân), cây sâm Báo (Vĩnh Lộc), bưởi Luận Văn (Thọ Xuân)... nên có nhiều lợi thế để phát triển và tìm chỗ đứng trên thị trường. Những năm qua, tỉnh luôn khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các địa phương, tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là đặc sản dưới các hình thức, như: chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu sản phẩm... nhằm đưa sản phẩm nông sản mang tính đặc hữu của địa phương có những bước tiến vững chắc trên thị trường.

“Đánh thức” những sản phẩm nông sản đặc hữu

Tỉnh Thanh Hóa có nhiều nông sản, gắn liền với các địa danh nổi tiếng của địa phương, như: vịt Cổ lũng (Bá Thước), quế ngọc (Thường Xuân), cây sâm Báo (Vĩnh Lộc), bưởi Luận Văn (Thọ Xuân)... nên có nhiều lợi thế để phát triển và tìm chỗ đứng trên thị trường. Những năm qua, tỉnh luôn khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các địa phương, tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu hàng hóa là đặc sản dưới các hình thức, như: chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu sản phẩm... nhằm đưa sản phẩm nông sản mang tính đặc hữu của địa phương có những bước tiến vững chắc trên thị trường.

“Đánh thức” những sản phẩm nông sản đặc hữuVùng nguyên liệu cây sâm Báo tại huyện Vĩnh Lộc của Công ty CP Dược liệu Triệu Sơn. (Ảnh tư liệu Công ty CP Dược liệu Triệu Sơn cung cấp).

Nông sản đặc hữu là những sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi chỉ tồn tại ở riêng một khu vực địa lý, trong một không gian với điều kiện về đất, nước, khí hậu riêng của vùng. Với những đặc tính riêng biệt, độc đáo và duy nhất đó, sản phẩm nông sản đặc hữu chính là thứ “lộc trời” để mỗi địa phương, vùng đất khai thác tiềm năng, phát triển thương hiệu, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Nắm bắt những ưu việt đó, những năm gần đây, nhiều huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh có những sản phẩm nông sản đặc hữu đang từng bước phát huy thế mạnh, tăng cường quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Nhờ đó, nhiều sản phẩm nông sản đặc hữu của tỉnh Thanh Hóa đã mang lại giá trị kinh tế cao vượt trội.

Cây sâm Báo là một trong những loại nông sản, dược liệu đặc hữu, quý hiếm mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Vĩnh Lộc. Loài cây này từ thời phong kiến được xem là Đại Việt đệ nhất danh sâm, với nhiều công dụng, như: trị ho, sốt nóng, phổi yếu, hỗ trợ điều trị mất ngủ, kém ăn và đau lưng, suy nhược cơ thể, sức khỏe gầy yếu, những bệnh nhân mới ốm dậy... Nhận thấy giá trị lớn của cây sâm Báo, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Quyết định số 1133/QĐ-UBND ngày 31-3-2020, về việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp nguyên vật liệu thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình sản xuất sâm Báo gắn với chuỗi giá trị tại huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa”. Theo đó, UBND huyện Vĩnh Lộc đã phối hợp với Công ty CP Dược liệu Triệu Sơn, triển khai thực hiện đề án. Các xã Vĩnh Hùng, Vĩnh Hưng, có điều kiện tự nhiên phù hợp với sự sinh trưởng, phát triển của cây sâm Báo. Vì vậy, khi dự án được triển khai, khoảng 4 ha đất trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp của 2 xã được chuyển đổi sang trồng cây sâm Báo, liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với Công ty CP Dược liệu Triệu Sơn. Đồng thời, có khoảng 2 ha người dân tự trồng. Nhờ thực hiện đúng các quy trình chăm sóc, thu hoạch, cây sâm Báo mang lại doanh thu khoảng 400 - 420 triệu đồng/ha/năm. Qua gần 2 năm sản xuất cho thấy, so với các loại cây khác hiện đang trồng tại địa phương, cây sâm Báo cho hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều. Chính vì vậy, khi dự án hoàn thành, Công ty CP Dược liệu Triệu Sơn vẫn tiếp tục phát triển vùng nguyên liệu cây sâm Báo tại huyện Vĩnh Lộc và từng bước nhân rộng sang một số huyện miền núi có địa hình tương đồng, như Thạch Thành, Ngọc Lặc. Hiện nay, tổng diện tích trồng cây sâm Báo khoảng 10 ha. Bên cạnh đó, Công ty CP Dược liệu Triệu Sơn đã nghiên cứu, chiết xuất ra nhiều sản phẩm từ nguyên liệu sâm Báo. Trong đó, có 2 sản phẩm là viên nang sâm Báo và siro sâm Báo đã được công nhận là sản phẩm OCOP cấp tỉnh chất lượng 3 sao.

Tương tự, đối với cây quýt hôi, một trong những sản phẩm nông sản đặc hữu của huyện Bá Thước. Sau nhiều năm chuyển giao và nhân rộng, đến nay, trên địa bàn huyện có gần 30 ha cây quýt hôi được trồng theo hướng hàng hóa, tập trung tại các xã: Ban Công, Thành Sơn, Thành Lâm, Cổ Lũng, Lũng Cao, Lũng Niêm. Sản phẩm quýt hôi được Công ty TNHH Puluong Cuisine thu mua, tách vỏ để chế biến thành trà, tiêu thụ rộng rãi trên thị trường... Có thể khẳng định rằng, nhờ mùi vị đặc trưng, khác biệt, chất lượng vượt trội nên hầu hết sản phẩm nông sản đặc hữu của địa phương đều được người tiêu dùng, thị trường đánh giá cao. Nhất là khi sản phẩm được đầu tư chế biến sâu sẽ trở thành nhóm sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế và khả năng cạnh tranh cao.

Theo khảo sát của cơ quan chuyên môn, phần lớn những sản phẩm nông sản đặc hữu của tỉnh đều phát triển ở quy mô sản xuất nhỏ, chưa tạo được liên kết sản xuất bao tiêu sản phẩm, nên hiệu quả kinh tế chưa được như kỳ vọng. Do đó, để “đánh thức” được tiềm năng từ những sản phẩm nông sản đặc hữu, các chủ thể sản xuất cần chú trọng đến những cách thức nuôi trồng và chế biến. Cùng với đó, công tác quảng bá cần đúng trọng tâm, để cho người dùng thấy được giá trị, những đặc trưng riêng về chất lượng, các khâu chăm sóc và chế biến sản phẩm. Đồng thời, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp để phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc hữu theo chuỗi giá trị nhằm phát huy hết giá trị, chất lượng của các sản phẩm, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, thu nhập cho người sản xuất.

Thanh Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]