(Baothanhhoa.vn) - Trong quá trình CNH, HĐH, khoa học và công nghệ (KH&CN) phải đi trước một bước và giữ vai trò then chốt. Song, để phát huy được vai trò “dẫn đường” của KH&CN, thì lại cần có các cơ chế, chính sách trọng tâm, trọng điểm và tính khả thi cao, nhằm khuyến khích, hỗ trợ KH&CN phát triển.

Đổi mới nhận thức và hành động để khoa học và công nghệ thực sự là khâu đột phá (Bài 1): Khi khoa học và công nghệ “đi trước mở đường”

Trong quá trình CNH, HĐH, khoa học và công nghệ (KH&CN) phải đi trước một bước và giữ vai trò then chốt. Song, để phát huy được vai trò “dẫn đường” của KH&CN, thì lại cần có các cơ chế, chính sách trọng tâm, trọng điểm và tính khả thi cao, nhằm khuyến khích, hỗ trợ KH&CN phát triển.

Đổi mới nhận thức và hành động để khoa học và công nghệ thực sự là khâu đột phá (Bài 1): Khi khoa học và công nghệ “đi trước mở đường”Mô hình rau an toàn trong nhà lưới ở xã Đông Tiến, Đông Sơn. Ảnh: Trần Hằng

“Điểm tựa” chính sách

Trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Đảng ta luôn xác định, phát triển mạnh mẽ KH&CN, làm cho KH&CN thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức. Từ định hướng chung đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhấn mạnh: “Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KH&CN; chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững” và xem đây là 1 trong 3 khâu đột phá của tỉnh trong giai đoạn 2020-2025.

Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, ngày 13-8-2021 Ban Chấp hàng Đảng bộ tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động số 27-KH/TU thực hiện khâu đột phá về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KH&CN; chủ động, tích cực tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, giai đoạn 2021-2025” (gọi tắt là Kế hoạch hành động số 27).

Kế hoạch hướng đến đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao KH&CN vào sản xuất và đời sống, tập trung ở các ngành, lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ thương mại, du lịch, y tế, giáo dục, văn hóa, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường... tạo chuyền biến rõ nét về chất lượng, hiệu quả, tính thiết thực, khả thi của các sản phẩm nghiên cứu, ứng dụng KH&CN. Đồng thời, từng bước đưa KH&CN thực sự trở thành động lực quan trọng để phát triền lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng - an ninh, nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân. Từ đó, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu đến năm 2025 Thanh Hóa trong nhóm các tỉnh dẫn đầu cả nước, đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước.

Cùng với sự định hướng chung của Tỉnh ủy, HĐND, UBND đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, chương trình, kế hoạch nhằm khuyến khích, thúc đẩy KH&CN phát triển, từng bước đặt KH&CN vào đúng vị thế của một ngành quan trọng trong các ngành, lĩnh vực. Điển hình như Nghị quyết 20/2021/NQ-HĐND ngày 17-7-2021 của HĐND tỉnh về việc ban hành “Chính sách khuyến khích phát triển KH&CN trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025”. Nghị quyết số 20/2021/NQ-HĐND có sự kế thừa và nâng các chính sách khuyến khích KH&CN lên mức cao hơn, trong đó tập trung vào 5 chính sách gồm: Hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật cao trong khám, chữa bệnh; hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm thẻ chân trắng; hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa gạo chất lượng cao theo chuỗi giá trị hàng hóa quy mô lớn; hỗ trợ đầu tư mới hoặc đổi mới công nghệ cao bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản; hỗ trợ đầu tư mới hoặc đổi mới công nghệ - thiết bị sản xuất cát nhân tạo (cát nghiền)...

Cùng với đó, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4794/QĐ-UBND ngày 29-11-2021 phê duyệt kế hoạch thực hiện Kế hoạch hành động số 27 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và nhiều chương trình, kế hoạch, đề án quan trọng khác, như: “Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025”; Đề án “Phát triển KH-CN và đổi mới sáng tạo tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021-2025” để triển khai và cụ thể hóa các chủ trương, cơ chế, chính sách mới của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về phát triển KH&CN. Trong đó, yêu cầu đặt ra là hoạt động KH&CN, đổi mới sáng tạo phải được đẩy mạnh ở tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, với các tổ chức doanh nghiệp, HTX là trung tâm đổi mới sáng tạo, tổ chức KH&CN là chủ thể nghiên cứu chủ yếu. Đồng thời, ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực cho phát triển KH&CN, đổi mới sáng tạo; khai thác tối đa, hiệu quả các nguồn lực xã hội đầu tư cho KH&CN, đổi mới sáng tạo...

Đưa KH&CN vào thực tiễn

Những năm gần đây ngành KH&CN được các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển như là một ngành kinh tế tổng hợp và là công cụ then chốt phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Nắm bắt được lợi thế đó, Sở KH&CN đã chủ động, tích cực tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều nghị quyết, chủ trương, chính sách, đề án, chương trình, nội dung, giải pháp quan trọng để triển khai thực hiện. Nhờ đó, sự nghiệp KH&CN bước đầu đã trở thành động lực quan trọng nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Sau 3 năm (2021-2023) triển khai thực hiện khâu đột phá về KH&CN tổng chi ngân sách Trung ương phân bổ nguồn vốn hỗ trợ sự nghiệp KH&CN là 168.731 triệu đồng; tổng chi ngân sách địa phương là 368.353 triệu đồng. Tiềm lực KH&CN đã được tăng cường cả về tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất. Ngành KH&CN đã đẩy mạnh việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu có sử dụng ngân sách Nhà nước cho cơ quan đề xuất đặt hàng, tổ chức chủ trì nhiệm vụ KH&CN hoặc tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng để ứng dụng kết quả nghiên cứu. Kết quả thực hiện khâu đột phá về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KH&CN toàn tỉnh ước đạt 55% so với mục tiêu đề ra đến cuối nhiệm kỳ đại hội.

Trong đó, một số mục tiêu đã vượt kế hoạch đề ra như: Tỷ lệ trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ tự động hóa, bán tự động và cơ giới hóa đối với trang trại lợn, gà; số lượng sản phẩm đông dược, thực phẩm bảo vệ sức khỏe được nghiên cứu, sản xuất; tỷ lệ hoạt động kiểm tra của các cơ quan Nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin quản lý; số lượng doanh nghiệp sản xuất phần mềm, nội dung số thành lập mới/có bổ sung lĩnh vực hoạt động về nghiên cứu sản xuất phần mềm, nội dung số; số lượng sản phẩm địa phương là đối tượng của Chương trình OCOP-TH được xây dựng tiêu chuẩn và bảo hộ sở hữu trí tuệ mới; lĩnh vực quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; trong hoạt động chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp nhiều hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh được đầu tư đồng bộ, hiện đại, đảm bảo phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trên môi trường mạng của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh và cung cấp dịch vụ, phục vụ người dân, doanh nghiệp...

Cùng với đó, số lượng, chất lượng nhiệm vụ KH&CN được triển khai tăng mạnh, đã có 241 nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia, cấp tỉnh đang được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.

Đặc biệt, các ngành, UBND cấp huyện đã có nhận thức rõ hơn, đầy đủ hơn về vai trò của KH&CN trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội; các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp đã tích cực hưởng ứng, từng bước tiếp cận các thành tựu KH&CN, nhất là các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, mô hình sản xuất hiệu quả, thông minh để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm hàng hóa. Tiềm lực KH&CN được tăng cường cả về tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất. Kinh tế số từng bước hình thành, phát triển và ngày càng trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế; công nghệ số được áp dụng trong nhiều ngành, lĩnh vực đang tạo nhiều cơ hội việc làm, thu nhập, tiện ích, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân...

Nhiều chuyên gia cho rằng, nhân tố quyết định đến việc vận dụng và phát triển KH&CN hiện đại không chỉ là nguồn lực tài chính, hệ thống máy móc thiết bị, hay điều kiện tự nhiên, văn hóa - xã hội; mà quan trọng nhất, có tính quyết định nhất là nguồn lực con người và thể chế. Chính vì lẽ đó, việc ban hành, triển khai các cơ chế, chính sách và ứng dụng vào thực tiễn chính là “đòn bẩy” thúc đẩy KH&CN phát triển. Đồng thời, thực hiện một cách có hiệu quả cũng là từng bước khẳng định đúng vai trò, vị thế của KH&CN, để KH&CN thực sự trở thành khâu đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội.

Trần Hằng

Bài 2: “Hàm lượng khoa học” vẫn còn... khiêm tốn!



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]