Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế khu vực 7
Chiều 4/4, tại TP Thanh Hóa, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức hội nghị đẩy mạnh tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trên địa bàn; công bố quyết định thành lập và ra mắt NHNN Khu vực 7.
Các đại biểu tham dự hội nghị.
Dự hội nghị có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Phạm Quang Dũng, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam; Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Quang Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các tỉnh Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định và lãnh đạo NHNN Khu vực 7.
NHNN Khu vực 7 thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp Thống đốc NHNN thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, ngoại hối và một số nghiệp vụ ngân hàng trung ương theo ủy quyền. Đồng thời, tiếp tục thực hiện chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về các lĩnh vực liên quan đến tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Phạm Quang Dũng, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam; Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tặng hoa chúc mừng Ban lãnh đạo NHNN Khu vực 7.
Trước đó, NHNN Việt Nam đã công bố quyết định bổ nhiệm ông Trần Thế Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ NHNN trước sắp xếp giữ chức Giám đốc NHNN Khu vực 7.
Tại hội nghị này, NHNN Việt Nam trao quyết định bổ nhiệm 4 Phó Giám đốc NHNN Khu vực 7 cho các ông: Tống Văn Ánh (Giám đốc NHNN Thanh Hóa trước sắp xếp), Ngô Lam Sơn (Giám đốc NHNN Nam Định trước sắp xếp), Nguyễn Văn Khiết (Phó Giám đốc NHNN Ninh Bình) và Đặng Văn Kim (Phó Giám đốc NHNN Nam Định trước sắp xếp); công bố quyết định bổ nhiệm các trưởng, phó phòng NHNN Khu vực 7.
Giám đốc NHNN Khu vực 7 Trần Thế Hùng báo cáo tình hình hoạt động tín dụng ngân hàng trong khu vực.
Hiện nay, mạng lưới quản lý của NHNN Khu vực 7 có 112 chi nhánh ngân hàng cấp 1 gồm: 32 chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước, 70 chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần ngoài nhà nước, 4 chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội, 2 chi nhánh ngân hàng phát triển, 4 chi nhánh ngân hàng HTX; có 160 quỹ tín dụng nhân dân; 1 Tổ chức tài chính vi mô Thanh Hóa và 6 chi nhánh tổ chức tài chính vi mô Tình Thương. Toàn khu vực có 439 phòng giao dịch, 927 ATM, 4.748 máy POS và 3 điểm giao dịch lưu động.
Khu vực 7 nằm trên địa bàn 4 tỉnh nằm trong vùng Bắc Trung bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng, thuộc hành lang kinh tế Bắc Nam; có tiềm năng và lợi thế về cơ sở hạ tầng, du lịch, dịch vụ, kinh tế biển, tài nguyên khoáng sản và phát triển các dự án năng lượng. Cả 4 tỉnh đều có các thành tích nổi trội trong thu hút FDI, với các dự án lớn về cảng biển, khu công nghiệp, tăng trưởng kinh tế ở mức khá, là điều kiện thuận lợi để ngành ngân hàng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng.
Đồng chí Phạm Quang Dũng, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam và Giám đốc NHNN Khu vực 7 Trần Thế Hùng trao quyết định bổ nhiệm 4 Phó Giám đốc NHNN Khu vực 7.
Trên cơ sở chỉ đạo của cấp trên, NHNN Khu vực 7 chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm các nhiệm vụ của ngành, tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả; hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, tăng cường cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng; kiểm soát chặt với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro...
Đến cuối tháng 2/2025, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tại khu vực đạt 500.853 tỷ đồng, tăng 4,9% so với cuối năm 2024, đáp ứng 90% nhu cầu vốn tín dụng trên địa bàn khu vực, chiếm 3,27% huy động vốn toàn quốc. Trong đó, huy động vốn trên địa bàn 2 tỉnh Thanh Hóa và Nam Định chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng huy động vốn khu vực (lần lượt chiếm khoảng 39,3% và 27,3%). Dư nợ tín dụng cùng thời điểm trên của các tổ chức tín dụng tại khu vực đạt 556.230 tỷ đồng, tăng 0,31% so với cuối năm 2024, chiếm 3,53% dư nợ tín dụng toàn quốc. Trong đó dư nợ tín dụng trên địa bàn 2 tỉnh Thanh Hóa và Nam Định chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ tín dụng khu vực (lần lượt chiếm khoảng 40,1% và 22,6%).
Tại hội nghị, các đại biểu phân tích, làm rõ những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề cần quan tâm trong hoạt động tín dụng ngân hàng tại khu vực. Đồng thời, đề xuất, kiến nghị để đưa công tác tín dụng ngân hàng khu vực ngày càng hiệu quả.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi phát biểu tại hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi nhấn mạnh: Năm 2024 và quý I/2025, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, nhiều khó khăn và thách thức vẫn hiện hữu. Tuy vậy, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đã có những chuyển biến tích cực. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2024 ước đạt 12,16%, đứng thứ 2 cả nước; thu ngân sách Nhà nước ước đạt 57.052 tỷ đồng, vượt 60% dự toán, tăng 32% so với cùng kỳ, cao nhất từ trước đến nay, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ, đứng thứ 7 toàn quốc; tổng huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 138.856 tỷ đồng, vượt 2,9% kế hoạch năm... Những kết quả đạt được có sự đóng góp quan trọng của ngành ngân hàng với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, cung ứng vốn kịp thời, định hướng tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng của địa phương.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh: Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng, quyết định kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa 05 năm giai đoạn 2021 - 2025; là năm tạo nền tảng, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc. Để góp phần thiết thực vào thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng năm 2025 của đòi hỏi sự nỗ lực lớn của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, trong đó có vai trò rất quan trọng của ngành ngân hàng, cộng đồng doanh nghiệp, các HTX, hộ sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
"Việc NHNN chi nhánh tỉnh chuyển sang mô hình chi nhánh cấp khu vực không phát sinh thêm thủ tục với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và người dân, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi trong phối hợp chính sách. Dù bước đầu còn khó khăn, song tin tưởng rằng mô hình này sẽ nâng cao hiệu quả quản lý ngân hàng trên địa bàn, thúc đẩy tín dụng vào các lĩnh vực trọng điểm của địa phương" - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi khẳng định.
Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị: Thời gian tới, NHNN Khu vực 7 tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy vai trò huyết mạch của nền kinh tế, chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị tại các tỉnh trong khu vực thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tiếp cận vốn, hỗ trợ khách hàng; chỉ đạo các tổ chức tín dụng nghiêm túc triển khai các nhiệm vụ của ngành theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Đồng thời, theo dõi sát tình hình kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng để kịp thời tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong triển khai các chính sách tín dụng phù hợp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trong khu vực. Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng theo định hướng phát triển của địa phương, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, đẩy mạnh tín dụng ưu đãi hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn ngân hàng, nhưng vẫn phải bảo đảm chất lượng tín dụng, hạn chế nợ xấu phát sinh. Phối hợp đẩy mạnh chuyển đổi số, triển khai Đề án 06 và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần xây dựng chính quyền điện tử và đô thị thông minh...
Tích cực phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành, nghề tại các địa phương để tăng cường kết nối ngân hàng - doanh nghiệp bằng các hình thức phù hợp. Tăng cường thông tin về các chương trình, chính sách tín dụng, hỗ trợ tín dụng của ngành để các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ động nghiên cứu, tiếp cận, đẩy nhanh quá trình khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh...
“Tỉnh Thanh Hóa cam kết sẽ luôn hỗ trợ ngành ngân hàng trong thực hiện nhiệm vụ quản lý, kinh doanh tiền tệ, khai thác tiềm năng của tỉnh để ngành phát triển bền vững” - Đồng chí Nguyễn Văn Thi nhấn mạnh.
Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Phạm Quang Dũng kết luận hội nghị.
Kết luận hội nghị, Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Phạm Quang Dũng đề nghị NHNN Khu vực 7 tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện các giải pháp nhằm tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, cân đối nguồn vốn đảm bảo đáp ứng nhu cầu nền kinh tế; đẩy mạnh triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi theo chỉ đạo của Chính phủ; tiếp tục thực hiện các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận tín dụng trên cơ sở đảm bảo quy định pháp luật...
Phó Thống đốc NHNN Việt Nam cũng đề nghị lãnh đạo các tỉnh trong khu vực tiếp tục quan tâm chỉ đạo các sở, ban, ngành tạo điều kiện để ngành ngân hàng hoạt động, phát triển tín dụng; kịp thời có giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp để đủ điều kiện tiếp cận vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương...
Khánh Phương
{name} - {time}
-
2025-04-05 10:27:00
Bảo đảm điều kiện tốt nhất trên các chuyến tàu đưa lực lượng diễu binh vào Nam
-
2025-04-05 10:25:00
Cuộc Tổng tiến công mùa Xuân 1975 - biểu tượng rực rỡ của tinh thần đại đoàn kết
-
2025-04-04 15:28:00
Lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone
Tập trung nguồn lực, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng ổn định, bền vững
Đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật ông Trương Hòa Bình
Như Xuân tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, không lơ là công việc
Chuyển đổi xanh: Động lực phát triển bền vững khu vực Bắc Trung bộ
Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng đồng chí Khamtay Siphandone
Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến vào các tờ trình của Đảng ủy UBND tỉnh về điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công
Điểm nóng 4/4: Uống trà sữa liên tiếp trong 2 tuần, nam thanh niên nhập viện gấp
“Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”!
Hôm nay có gì? - Sự kiện nổi bật ngày 4/4/2025