Theo Copernicus, nắng nóng bất thường chưa từng có đã đẩy nhiệt độ trung bình toàn cầu lên cao trong giai đoạn từ tháng 1-11/2024 và sẽ làm lu mờ các mốc nhiệt cao kỷ lục ghi nhận vào năm 2023.

Cơ quan giám sát khí hậu châu Âu: 2024 là năm nóng nhất trong lịch sử

Theo Copernicus, nắng nóng bất thường chưa từng có đã đẩy nhiệt độ trung bình toàn cầu lên cao trong giai đoạn từ tháng 1-11/2024 và sẽ làm lu mờ các mốc nhiệt cao kỷ lục ghi nhận vào năm 2023.

Cơ quan giám sát khí hậu châu Âu: 2024 là năm nóng nhất trong lịch sửNgười dân di chuyển trên đường phố dưới trời nắng nóng tại Bhopal, bang Madhya Pradesh, Ấn Độ. (Ảnh: THX/TTXVN)

Ngày 9/12, Cơ quan giám sát khí hậu châu Âu Copernicus nhấn mạnh năm 2024 “chắc chắn” là năm nóng nhất được ghi nhận từ trước đến nay và là năm đầu tiên vượt “lằn ranh đỏ” vốn được vạch ra trong việc bảo vệ hành tinh khỏi tình trạng quá nóng đến mức nguy hiểm.

Trong bản tin hằng tháng, Copernicus nêu rõ: “Tại thời điểm này, chắc chắn rằng năm 2024 sẽ là năm nóng nhất được ghi nhận."

Nắng nóng bất thường chưa từng có đã đẩy nhiệt độ trung bình toàn cầu lên cao trong giai đoạn từ tháng 1-11/2024 và sẽ làm lu mờ các mốc nhiệt cao kỷ lục ghi nhận vào năm 2023.

Cũng theo cơ quan trên, căn cứ dữ liệu tạm thời về mức tăng gần 1,6 độ C, năm 2024 còn là năm dương lịch đầu tiên có nền nhiệt trung bình cao hơn 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp (từ năm 1850-1900) khi nhân loại bắt đầu sử dụng lượng lớn nhiên liệu hóa thạch.

Tuyên bố của Copernicus phản ánh một năm mà các nước giàu và nghèo đều phải hứng chịu nhiều thiên tai nghiêm trọng do biến đổi khí hậu xuất phát từ nguyên nhân con người.

Nhà khoa học Julien Nicolas tại Copernicus nhận định năm 2025 sẽ bắt đầu với nhiệt độ toàn cầu “ở mức gần kỷ lục” và điều này có thể kéo dài trong vài tháng tới.

Các nhà khoa học cho biết rủi ro của biến đổi khí hậu tăng lên theo từng phần của một mốc nhiệt nhất định và việc vượt ngưỡng 1,5 độ C trong thời gian kéo dài hàng thập kỷ sẽ gây nguy hiểm lớn cho hệ sinh thái cũng như xã hội loài người.

Theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, 195 quốc gia trên thế giới đã nhất trí cố gắng duy trì nền nhiệt của Trái Đất ấm lên không quá ngưỡng an toàn là 1,5 độ C.

Phó Giám đốc Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus Samantha Burgess nhấn mạnh rằng chỉ một năm nhiệt độ trên 1,5 độ C không có nghĩa là các quốc gia đã vi phạm Hiệp định Paris nói trên nhưng con số này đồng nghĩa những hành động nhằm bảo vệ khí hậu đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Hiện khí thải từ nhiên liệu hóa thạch tiếp tục tăng bất chấp cam kết toàn cầu nhằm đưa thế giới tránh sử dụng than đá, dầu mỏ và khí đốt. Khi bị đốt cháy, nhiên liệu hóa thạch giải phóng khí nhà kính làm tăng nhiệt độ toàn cầu, với lượng nhiệt dư thừa bị giữ lại trong đại dương và khí quyển. Tình trạng đó làm gián đoạn các mô hình khí hậu và chu trình nước, đồng thời khiến thời tiết khắc nghiệt xảy ra thường xuyên và khốc liệt hơn.

Trước đó, vào tháng 10, Liên hợp quốc cho biết với hướng hành động về khí hậu hiện nay, nhân loại sẽ dẫn đến hiện tượng nóng lên thảm khốc 3,1 độ C. Các nước đang phát triển đặc biệt dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu và đến năm 2035 sẽ cần 1.300 tỷ USD mỗi năm hỗ trợ từ bên ngoài cho quá trình chuyển đổi năng lượng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) vào tháng 11 năm nay ở Azerbaijan, các quốc gia gây ô nhiễm lớn đã cam kết huy động ít nhất 300 tỷ USD mỗi năm kể từ nay đến năm 2035 để chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng khoản tiền này chỉ như “muối bỏ bể”./.

Theo TTXVN



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]