(Baothanhhoa.vn) - Ngày nay, chuyển đổi số (CĐS), phát triển thương mại điện tử trong phát triển sản xuất, kinh doanh... đã mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ khởi nghiệp, hòa mình vào nền kinh tế số. Tuy nhiên, chính sự phát triển của công nghệ số cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ phụ nữ bị lừa đảo, quấy rối, xâm hại, bị lợi dụng... Vì vậy, việc nâng cao kỹ năng số cho phụ nữ là rất quan trọng nhằm tận dụng các cơ hội và hạn chế những rủi ro do kỷ nguyên số mang lại.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Chuyển đổi số - giúp phụ nữ hội nhập, phát triển

Ngày nay, chuyển đổi số (CĐS), phát triển thương mại điện tử trong phát triển sản xuất, kinh doanh... đã mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ khởi nghiệp, hòa mình vào nền kinh tế số. Tuy nhiên, chính sự phát triển của công nghệ số cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ phụ nữ bị lừa đảo, quấy rối, xâm hại, bị lợi dụng... Vì vậy, việc nâng cao kỹ năng số cho phụ nữ là rất quan trọng nhằm tận dụng các cơ hội và hạn chế những rủi ro do kỷ nguyên số mang lại.

Chuyển đổi số - giúp phụ nữ hội nhập, phát triển

Chị Thiều Thị Vân Anh (bên phải ảnh), Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Secret Life.

Tận dụng các nền tảng số như zalo, facebook, you tube, tiktok, shopee..., chị Thiều Thị Vân Anh, sinh năm 1993 (ngụ tại thị trấn Quán Lào, huyện Yên Định) đã phát triển thành công Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Secret Life chuyên sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dành cho mẹ và bé như: ngũ cốc, trà thảo mộc, mầm đậu nành, bột ăn dặm... Công ty hiện có hơn 2.000 nhà phân phối và đại lý bán lẻ trong và ngoài nước với hình thức kinh doanh chủ yếu là bán hàng trên mạng internet, sàn thương mại điện tử. Doanh thu hiện tại của công ty đạt 2 - 3 tỷ đồng/tháng, trong đó trên 80% là từ các kênh bán hàng trực tuyến. Chị Thiều Thị Vân Anh, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Secret Life chia sẻ: “Năm 2016, sau khi sinh em bé, mình buộc phải nghỉ việc để chăm sóc bé. Cũng trong thời gian này, do đang nuôi con nhỏ, mình hiểu khách hàng là các mẹ bỉm sữa có nhu cầu, mong muốn gì? Thời điểm đó, vốn chỉ có vài trăm ngàn đồng... mình không thể mở cửa hàng mà chỉ có thể “khởi nghiệp” bằng các sản phẩm dành cho mẹ và bé thông qua hình thức bán hàng online. Mình lựa chọn bán hàng online vì việc tiếp cận với các nền tảng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử không mất chi phí, không bị giới hạn về khoảng cách địa lý, mình có thể tiếp cận được với đa dạng khách hàng trong tỉnh, trong nước, thậm chí là cả nước ngoài”.

Thiều Thị Vân Anh nhận định: “Điều quan trọng nhất để phát triển và đứng vững trên không gian mạng là chất lượng sản phẩm và biết tận dụng công nghệ số để tiếp cận khách hàng, chăm sóc khách hàng và quản lý hệ thống. Hiện nay, công ty mình đang sử dụng các phần mềm như: phần mềm gửi tin nhắn tự động để chăm sóc khách hàng, phần mềm quản lý đơn hàng, kế toán... Giúp cho công ty hoạt động “trơn tru” mặc dù mình có rất nhiều khách lẻ, đại lý”.

Từ thực tế có thể thấy, CĐS và ứng dụng công nghệ số là xu thế tất yếu, công cụ hữu dụng giúp thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng sản phẩm... Do đó, trang bị cho phụ nữ các kiến thức và kỹ năng số cơ bản được coi là một trong những giải pháp giúp mở rộng kinh doanh, kết nối, đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng trong thời đại kinh tế số.

Tuy vậy, trong quá trình hội nhập, CĐS, nhiều phụ nữ khởi nghiệp chưa có nền tảng về khoa học - kỹ thuật, thiếu hụt các kỹ năng tiếp cận khách hàng qua các nền tảng mạng xã hội, sàn thương mại điện tử, kiến thức CĐS... Nhiều phụ nữ khi khởi nghiệp, nhiều doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ chưa thực sự chú trọng CĐS trong doanh nghiệp, sử dụng công nghệ, máy móc, phương tiện sản xuất lạc hậu, chưa tham gia được vào chuỗi giá trị sản xuất...

Để đẩy mạnh CĐS trong các cấp hội phụ nữ, tạo ra phong trào CĐS, ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, kinh doanh... trong các cấp hội phụ nữ, thời gian qua, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức tuyên truyền tới các cán bộ, hội viên về tinh thần và những nội dung cơ bản của Nghị quyết số 06-NQ/TU về Chương trình “CĐS tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về CĐS, từ đó nâng cao nhận thức về CĐS. Cùng với đó, hội hỗ trợ kết nối, tiêu thụ sản phẩm qua hệ thống gian hàng của hội phụ nữ và các kênh phân phối phù hợp nhu cầu của thị trường, quảng bá, xúc tiến thương mại; hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp, HTX, người sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm...

Hội LHPN tỉnh đã triển khai các hoạt động hỗ trợ phụ nữ CĐS như: Tổ chức hội nghị tập huấn CĐS trong hệ thống hội, phần mềm quản lý cán bộ, hội viên, phụ nữ và phần mềm báo cáo tổng hợp thống kê cho cán bộ hội LHPN các huyện, thị xã, thành phố. Hội LHPN tỉnh đã hướng dẫn thực hành trực tiếp các nội dung: phân hệ tổ chức hội; phân hệ quản lý hội viên; phân hệ quản lý cán bộ hội; giới thiệu phân hệ quản lý cán bộ nữ; phân hệ thi đua - khen thưởng; văn bản biểu mẫu và phần mềm báo cáo tổng hợp, thống kê, cách nhập báo cáo định kỳ, mẫu số liệu... Trong quá trình tập huấn, các học viên kết hợp thực hành, trao đổi những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cập nhật dữ liệu, quản lý phần mềm... giúp phụ nữ đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ số trong tình hình mới.

Công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế ngày càng đa dạng và hiệu quả. Hoạt động “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025” được triển khai thực hiện có hiệu quả. Hội LHPN tỉnh đã tổ chức các lớp tập huấn khởi sự kinh doanh và xây dựng các ý tưởng, sản phẩm khởi nghiệp của phụ nữ cho 250 chị là thành viên HTX, tổ hợp tác, các chị có ý tưởng khởi nghiệp, có nhu cầu khởi sự kinh doanh; tổ chức chung kết cuộc thi “Ý tưởng, sản phẩm khởi nghiệp” năm 2021 với sự tham gia của 17 ý tưởng, sản phẩm xuất sắc nhất được lựa chọn từ 49 sản phẩm, ý tưởng trên các lĩnh vực; hướng dẫn 26 tác giả tham gia Cuộc thi Ngày phụ nữ khởi nghiệp năm 2021 do Trung ương Hội LHPN Việt Nam tổ chức; hướng dẫn, hội viên tham gia lớp “Thương mại điện tử và livestream bán hàng”, tham dự Cuộc thi “Livestream IDOL” do Hội LHPN Việt Nam tổ chức và đạt giải tiêu biểu của cuộc thi; phối hợp với Công ty TNHH IMAX – Nestle Việt Nam triển khai Chương trình “Nest đồng hành cùng phụ nữ”, tập huấn cho 690 hội viên, phụ nữ; hỗ trợ 1.010 phụ nữ khởi sự kinh doanh và khởi nghiệp, trong đó có 81 doanh nghiệp nữ được thành lập; chỉ đạo thành lập 13 mô hình kinh tế tập thể (4 HTX, 9 tổ hợp tác), nâng tổng số mô hình phát triển kinh tế do phụ nữ làm chủ toàn tỉnh lên 326 mô hình (trong đó có 84 HTX, 85 tổ hợp tác và 157 tổ liên kết)... Qua đó, giúp hội viên phụ nữ nâng cao kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp sáng tạo, cũng như tìm kiếm cơ hội kết nối, quảng bá sản phẩm, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm các mô hình khởi nghiệp thành công.

Trước những thời cơ và thách thức mà CĐS mang lại, để thích ứng với thời đại công nghệ số, kinh tế số, mỗi hội viên phụ nữ cần nỗ lực, vượt qua chính mình, tự trau dồi, trang bị kiến thức, kỹ năng công nghệ để kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng khoa học trong sản xuất, kinh doanh... giúp nâng cao tiêu chuẩn, năng suất, chất lượng sản phẩm, giúp phụ nữ hội nhập và phát triển.

Bài và ảnh: Linh Hương


Bài và ảnh: Linh Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]