Chính phủ Trung Quốc lên kế hoạch mạnh tay giảm lượng khí thải nhà kính
Trung Quốc đặt mục tiêu giảm lượng khí thải CO2 từ các ngành công nghiệp trọng điểm bằng khoảng 1% tổng lượng khí thải quốc gia năm ngoái.
Khí thải phát ra từ nhà máy điện than ở Thượng Hải (Trung Quốc). (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo kế hoạch của Chính phủ Trung Quốc được công bố ngày 29/5, nước này đặt mục tiêu giảm lượng khí thải CO2 từ các ngành công nghiệp trọng điểm bằng khoảng 1% tổng lượng khí thải quốc gia năm 2023, thông qua việc cải thiện hiệu suất trong mọi lĩnh vực, từ sản xuất thép đến giao thông vận tải.
Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới và là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất, cũng đặt ra mục tiêu cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng cho tăng trưởng kinh tế.
Kế hoạch hành động của Chính phủ cho biết nền kinh tế Trung Quốc sẽ cần giảm 2,5% năng lượng trên mỗi đơn vị tăng trưởng GDP trong năm 2024.
Kế hoạch đề xuất để đạt được mục tiêu đó là thúc đẩy những thay đổi cụ thể trong các ngành công nghiệp, bao gồm vật liệu xây dựng và hóa dầu.
Năm 2023, Trung Quốc đã không đạt được mục tiêu về cường độ năng lượng, và mong muốn cắt giảm khí thải và tiêu thụ năng lượng của nước này thường mâu thuẫn với nhu cầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao mức sống.
Nghiên cứu viên cao cấp Lauri Myllyvirta tại Viện Chính sách Hiệp hội châu Á cho biết lượng khí thải CO2 của Trung Quốc có thể đã đạt đỉnh vào năm 2023, phản ánh tăng trưởng nhu cầu dầu chậm chạp và sự mở rộng của năng lượng gió, Mặt Trời và sản xuất điện gió. Mục tiêu chính thức của Trung Quốc vẫn là đạt đỉnh khí thải CO2 trước năm 2030.
Kế hoạch này nhắc lại mục tiêu các nguồn năng lượng phi hóa thạch sẽ chiếm khoảng 20% tổng sử dụng năng lượng của Trung Quốc vào năm 2025, tăng so với mục tiêu khoảng 18,9% của năm nay.
Trung Quốc sẽ “kiểm soát chặt chẽ” việc tiêu thụ than, “kiểm soát hợp lý” tiêu thụ dầu mỏ và thúc đẩy sử dụng nhiên liệu sinh học và nhiên liệu hàng không bền vững.
Đối với khí tự nhiên, được Chính phủ Trung Quốc coi là cầu nối để đạt được mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2060, kế hoạch trên kêu gọi đẩy nhanh phát triển các nguồn tài nguyên như khí đá phiến và khí methane mỏ than để tăng cường nguồn cung trong nước. Chính phủ cũng sẽ ưu tiên sử dụng khí đốt để sưởi ấm mùa Đông cho các hộ gia đình.
Kế hoạch đề xuất trên kêu gọi xây dựng các tổ hợp điện tái tạo quy mô lớn và phát triển điện gió ngoài khơi để các nguồn năng lượng phi hóa thạch chiếm khoảng 39% tổng sản lượng điện vào năm 2025, tăng so với 33,9% vào năm 2020.
Ngoài ra, Trung Quốc sẽ tăng giới hạn về việc cắt giảm năng lượng tái tạo từ 5% lên 10%, và dự kiến đẩy nhanh xây dựng các đường dây siêu cao áp và nâng cấp hệ thống lưới điện để giải quyết vấn đề cắt giảm.
Trung Quốc cũng sẽ dần loại bỏ các hạn chế đối với việc mua xe điện mới trên tất cả các vùng miền của đất nước và sẽ thực hiện các chính sách hỗ trợ các loại xe này.
Ngoài ra, theo kế hoạch, Chính phủ Trung Quốc sẽ kiểm soát sản xuất các kim loại, bao gồm đồng và nhôm, đồng thời cho phép phát triển sản xuất silic, lithium và magiê, các nguyên tố được sử dụng trong chất bán dẫn và pin./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-01-22 16:10:00
Thiết quân luật gây thiệt hại gần 4,4 tỷ USD cho nền kinh tế Hàn Quốc
-
2025-01-22 16:08:00
Tổng thống Mỹ chọn một phụ nữ gốc Việt đứng đầu cơ quan kiểm soát tiền ảo
-
2024-05-31 07:04:00
Iran bắt đầu quy trình đăng ký ứng cử viên tranh cử tổng thống
Ông Donald Trump trở thành cựu Tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết tội hình sự
Huy động trực thăng đổ 200 tấn nước dập đám cháy lớn ở Moskva
Mỹ-Nhật-Hàn khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong vấn đề Triều Tiên
Europol thông báo chiến dịch quốc tế chống phần mềm độc hại
Apple triển khai tích hợp thẻ căn cước my number của Nhật Bản vào iPhone
Châu Âu dần bắt kịp Mỹ trong làn sóng hưởng lợi từ trí tuệ nhân tạo
Hàn Quốc: Quốc hội khóa mới chính thức bắt đầu nhiệm kỳ 4 năm
Hội đồng Bảo an lên kế hoạch họp về vụ Triều Tiên phóng vệ tinh do thám
Lãnh đạo Ai Cập và Trung Quốc nhất trí đẩy mạnh hợp tác