Chỉ còn 2 năm để ngăn chặn tình trạng biến đổi khí hậu trở nên tồi tệ hơn
Đại diện UNFCCC cho rằng các nước vẫn còn cơ hội giảm khí thải nhà kính bằng các kế hoạch khí hậu quốc gia mới, song cần thực hiện những kế hoạch đó ngay lập tức và mạnh mẽ hơn.
Khí thải bốc lên từ một nhà máy điện ở Winfield, Tây Virginia, Mỹ. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Quan chức phụ trách Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc cảnh báo các chính phủ, nhà lãnh đạo doanh nghiệp và ngân hàng phát triển chỉ còn 2 năm để hành động nhằm ngăn chặn tình trạng Biến đổi Khí hậu trở nên tồi tệ hơn.
Phát biểu tại tổ chức phi chính phủ Chatham House ở London, Thư ký điều hành Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (UNFCCC) Simon Stiell cảnh báo vấn đề Trái Đất nóng lên đang dần chệch ra khỏi chương trình nghị sự của các chính trị gia trên thế giới.
Theo ông Stiell, khoảng thời gian 2 năm tới có ý nghĩa quyết định trong nỗ lực cứu Trái Đất trước mối đe dọa Biến đổi Khí hậu hiện nay.
Thư ký điều hành UNFCCC cho rằng các nước vẫn còn cơ hội giảm lượng khí thải nhà kính bằng các kế hoạch khí hậu quốc gia mới, song cần thực hiện những kế hoạch đó ngay lập tức và mạnh mẽ hơn.
Giới khoa học cho biết việc giảm 50% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030 là vô cùng quan trọng để hạn chế mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu ở 1,5 độ C - giới hạn giúp có thể tránh được những tác động nguy hiểm nhất của Biến đổi Khí hậu.
Tuy nhiên, năm ngoái, lượng phát thải khí CO2 trong lĩnh vực năng lượng của thế giới đã tăng cao kỷ lục. Các cam kết hành động chống Biến đổi Khí hậu được đưa ra cho đến thời điểm hiện tại gần như sẽ không thể đáp ứng mục tiêu giảm lượng khí thải toàn cầu vào năm 2030.
Ông Stiell kêu gọi các nước thuộc Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), vốn chiếm 80% tổng lượng khí thải toàn cầu, phải có những động thái khẩn trương và quyết liệt hơn.
Quan chức của Liên hợp quốc đồng thời nhấn mạnh cần huy động thêm nguồn lực tài chính để đối phó với Biến đổi Khí hậu, thông qua cơ chế miễn trừ nợ và cấp các khoản vay lãi suất thấp cho các nước nghèo, và các nguồn tài chính quốc tế mới như thuế phát thải đối với ngành vận tải biển...
Ông nhấn mạnh nhiệm vụ chính của các cuộc đàm phán về khí hậu tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi Khí hậu (COP29) ở Baku, Azerbaijan cuối năm nay là thúc đẩy các quốc gia cùng thống nhất một mục tiêu mới về tài chính khí hậu nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển gặp khó khăn trong việc đầu tư chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch và chống Biến đổi Khí hậu.
Cảnh báo trên được đưa ra sau khi Cơ quan khí hậu của Liên minh châu Âu Copernicus ngày 8/4 vừa qua thông báo Trái Đất tiếp tục ghi nhận nhiệt độ ở mức cao kỷ lục mới trong tháng 3 vừa qua, theo đó cả nhiệt độ không khí và nhiệt độ các đại dương trên thế giới đều ở mức cao nhất mọi thời đại. Đây cũng là tháng thứ 10 liên tiếp người dân ở Hành tinh Xanh sống trong nền nhiệt cao kỷ lục./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-12-11 22:34:00
Căng thẳng gia tăng, Nga khuyến cáo công dân không đến Hoa Kỳ
-
2024-12-11 15:51:00
Tại sao Israel tấn công Syria?
-
2024-04-12 06:26:00
Thủ tướng Israel tuyên bố chuẩn bị nhiều kịch bản xung đột ở bên ngoài Gaza
Bộ Ngoại giao Nga khuyến cáo công dân hạn chế đến khu vực Trung Đông
Năm 2023 là năm cháy rừng tồi tệ bậc nhất thế kỷ đối với châu Âu
KPMG và Deloitte đối mặt mức phạt lớn nhất trong lịch sử ngành kiểm toán Mỹ
Thủ tướng Hàn Quốc và loạt cố vấn tổng thống xin từ chức
EU thông qua luật hạn chế khí thải methane từ dầu mỏ, khí đốt và than đá
Nga phá hủy 30 lựu pháo Ukraine bằng một đòn không kích
Đảng đối lập chính giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Quốc hội Hàn Quốc
Lực lượng Houthi tuyên bố tấn công 4 tàu ở Vịnh Aden
Lạm phát Mỹ trong tháng 3 quay đầu tăng, giảm kỳ vọng Fed hạ lãi suất