(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, tình hình biển Đông diễn biến phức tạp, khó lường, đáng chú ý, trên vùng biển xuất hiện các tàu cá Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, khai thác trái phép hải sản, lấn át ngư trường, đâm va vào tàu cá ngư dân Việt Nam. Bên cạnh đó, hoạt động của các loại tội phạm ngày càng tinh vi, manh động, nhất là hoạt động của tội phạm mua bán, tàng trữ, sử dụng ma túy, vật liệu nổ, xung kích điện khai thác hải sản, buôn lậu, gian lận thương mại...

Tăng cường bảo vệ an ninh trật tự, đảm bảo an toàn cho Nhân dân hoạt động kinh tế biển

Thời gian qua, tình hình biển Đông diễn biến phức tạp, khó lường, đáng chú ý, trên vùng biển xuất hiện các tàu cá Trung Quốc xâm phạm chủ quyền, khai thác trái phép hải sản, lấn át ngư trường, đâm va vào tàu cá ngư dân Việt Nam. Bên cạnh đó, hoạt động của các loại tội phạm ngày càng tinh vi, manh động, nhất là hoạt động của tội phạm mua bán, tàng trữ, sử dụng ma túy, vật liệu nổ, xung kích điện khai thác hải sản, buôn lậu, gian lận thương mại...

Tăng cường bảo vệ an ninh trật tự, đảm bảo an toàn cho Nhân dân hoạt động kinh tế biểnCán bộ, chiến sĩ Hải đội 2, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân TP Sầm Sơn vươn khơi, bám biển, tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Trước những vấn đề có nguy cơ tiềm ẩn đến an ninh trật tự địa phương và ảnh hưởng đến đời sống Nhân dân, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các địa phương ven biển triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường bảo vệ an ninh trật tự, đảm bảo an toàn cho Nhân dân và các hoạt động kinh tế biển, đảo tỉnh Thanh Hóa”, qua đó đã góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định phát triển kinh tế - xã hội và củng cố tiềm lực quốc phòng – an ninh. Trong 5 năm (2016-2020) và những tháng đầu năm 2021, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Thanh Hóa đã thường xuyên phối hợp các sở, ngành và lãnh đạo các địa phương ven biển, tổ chức cho cán bộ, chiến sĩ các đồn biên phòng tuyến biển trực tiếp xuống địa bàn 43 xã, phường tuyên truyền, vận động từng hộ, từng chủ tàu chấp hành các quy định của pháp luật, nhất là quy định về chủ quyền biển, đảo, đảm bảo an ninh trật tự; bảo vệ tài nguyên, môi trường; động viên ngư dân vươn khơi bám biển, không từ bỏ ngư trường, linh hoạt né tránh hoạt động khiêu khích, phi pháp của Trung Quốc, kiên trì bảo vệ chủ quyền, ủng hộ chiến dịch “kết nối biển Đông”, góp phần định hướng dư luận, tư tưởng cho Nhân dân hướng về biển, đảo Tổ quốc. Cùng với đó, tổ chức 31 cuộc triển lãm trưng bày tư liệu, bằng chứng lịch sử về quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và biển, đảo Thanh Hóa; tuyên truyền phản bác yêu sách “đường lưỡi bò 9 đoạn” phi pháp của Trung Quốc, nhằm nâng cao nhận thức, tinh thần đoàn kết và trách nhiệm cho Nhân dân đối với công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo.

Đồn Biên phòng Sầm Sơn được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới vùng biển quốc gia và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn 14 xã, phường của TP Sầm Sơn và huyện Quảng Xương, với chiều dài bờ biển là 29,5 km, có 2 cửa lạch (Lạch Ghép và Lạch Hới) với 2.621 tàu, thuyền, trong đó có 368 tàu đánh bắt xa bờ. Thực hiện Đề án “Tăng cường bảo vệ an ninh trật tự, đảm bảo an toàn cho Nhân dân và các hoạt động kinh tế biển, đảo tỉnh Thanh Hóa” Đảng ủy, Chỉ huy Đồn Biên phòng Sầm Sơn đã phối hợp với các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể và các đơn vị lực lượng vũ trang của TP Sầm Sơn và huyện Quảng Xương tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho cán bộ, đảng viên, quần chúng Nhân dân khu vực biên giới biển được hơn 1.600 buổi, với hơn 20.000 lượt người tham gia. Nội dung tuyên truyền chủ yếu về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của biên giới quốc gia, chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; trách nhiệm của công dân đối với nhiệm vụ quản lý bảo vệ chủ quyền biển đảo. Đơn vị còn cử cán bộ đến tận các tàu, thuyền để tuyên truyền, phát tờ rơi, tờ gấp, đọc các văn bản pháp luật trên cụm loa truyền thanh tại Trạm Kiểm soát Biên phòng Lạch Ghép và Lạch Hới cho các ngư dân đi biển dài ngày về neo đậu. Vận động 100% các hộ dân ở khu vực ven biển ký cam kết chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước và các quy định của địa phương; tổ chức cho 399 chủ phương tiện, thuyền trưởng đánh bắt xa bờ ký cam kết không khai thác hải sản xâm phạm vùng biển nước ngoài. Thông qua tổ chức tuyên truyền cho ngư dân, các chủ phương tiện, thuyền trưởng, thuyền viên khi tham gia đánh bắt hải sản trên biển đã góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật và chấp hành pháp luật của ngư dân và bà con Nhân dân.

Để ngư dân thực hiện nghiêm các quy định trên biển, BĐBP tỉnh đã tập trung tuyên truyền ngư dân chấp hành nghiêm quy định khai thác trên biển, khuyến nghị của EC đối với ngành thủy sản của Việt Nam nhằm khắc phục thẻ vàng của EU; phổ biến kỹ thuật, kinh nghiệm, sản xuất, phòng tránh thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; không mua bán, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, chất độc, xung kích điện khai thác hải sản; không trộm cắp ngư lưới cụ; ngăn chặn các hoạt động phát tán bản đồ, ấn phẩm thể hiện “đường lưỡi bò” của Trung Quốc..., với nhiều hình thức, phương pháp như: phát tờ rơi, viết cam kết, tư vấn pháp lý, hòa giải cơ sở, thi tìm hiểu pháp luật về biển đảo; kết hợp phát động phong trào toàn dân tham gia tố giác, phòng ngừa tội phạm; củng cố nâng cao chất lượng các tổ, đội đoàn kết khai thác hải sản trên biển; xây dựng các bến bãi neo đậu an toàn, tự quản..., từng bước làm chuyển biến về ý thức chấp hành pháp luật của ngư dân. Trong 5 năm, BĐBP tỉnh và các ngành, các địa phương đã tuyên tuyền được 665 buổi/hơn 55.000 lượt người; in phát 24.000 cuốn tài liệu pháp luật, 95.000 tờ gấp pháp luật, 500 đĩa DVD tuyên truyền Hiến pháp năm 2013, 50.000 tờ rơi; trang cấp 160 tủ sách pháp luật, trợ giúp và tư vấn pháp luật cho 3.200 vụ việc, cấp phát 1.000 tờ thông tin và treo 900 bảng tin về trợ giúp pháp luật; cấp phát 262 băng rôn, tờ bướm, 200 áp phích, 20.000 sổ tay tuyên truyền về pháp luật biển, đảo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, an toàn công trình biển; xây dựng và phát trên truyền hình tỉnh 30 phóng sự, biên tập và đăng trên website của các sở, ngành 25 tin bài về Luật Thủy sản, Luật Biển Việt Nam, Luật Biển 1982, chiến lược biển Việt Nam, Hiệp định phân định Vịnh Bắc bộ và chống khai thác hải sản bất hợp pháp...

Trong công tác bảo vệ chủ quyền vùng biển, để chủ động nắm tình hình, BĐBP tỉnh thường xuyên nắm thông tin từ cơ quan nghiệp vụ cấp trên; đồng thời phối hợp trao đổi tình hình với Hải quân vùng I, Cảnh sát biển vùng I, Hải đoàn 38 BĐBP được 63 lần; tổ chức tuần tra chung trên biển 14 lần, kịp thời phát hiện, xử lý tàu thuyền nước ngoài vi phạm chủ quyền; đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và xử lý tốt các tình huống tìm kiếm cứu nạn. Bộ Chỉ huy Quân sự và BĐBP tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ký Kế hoạch hiệp đồng với Cảnh sát biển vùng I sẵn sàng huy động 40 tàu cá/400 người (quân sự, biên phòng, cán bộ xã, phường và dân quân) tham gia đấu tranh trên biển khi có yêu cầu; đồng thời giao nhiệm vụ cho các sở, ngành, địa phương định hướng tư tưởng Nhân dân và triển khai nhiều chủ trương, đối sách kiểm soát chặt chẽ tình hình do hiệu ứng phức tạp trên biển Đông gây ra. BĐBP tỉnh đã tăng cường phối hợp với lực lượng hiệp đồng tuần tra, nắm chắc tình hình mặt biển, giữ vững ổn định an ninh trật tự, động viên Nhân dân yên tâm bám biển sản xuất, tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Từ năm 2016-2020, các lực lượng đã phát hiện 864 lượt tàu cá Trung Quốc xâm phạm chủ quyền khai thác hải sản, chủ yếu ở khu vực biển cách đảo Mê từ 35-50 hải lý về hướng Đông Bắc. BĐBP tỉnh đã chủ động phối hợp với Hải đoàn 38 BĐBP, Cảnh sát biển vùng 1, Hải quân vùng I tổ chức tuần tra, ngăn chặn, xua đuổi và xử lý ổn định tình hình trên biển.

Bài và ảnh: Minh Hiếu



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]