(Baothanhhoa.vn) - Cải cách hành chính (CCHC) được xem là “đòn bẩy”, là “chìa khóa” để mở cánh cửa thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Những bứt phá mạnh mẽ trong CCHC, cùng sự sát cánh, đồng hành của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở là yếu tố quan trọng đưa Thanh Hóa trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng - “chìa khóa” cho phát triển (Bài 2): Mở cánh cửa thu hút đầu tư

Cải cách hành chính (CCHC) được xem là “đòn bẩy”, là “chìa khóa” để mở cánh cửa thu hút đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Những bứt phá mạnh mẽ trong CCHC, cùng sự sát cánh, đồng hành của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở là yếu tố quan trọng đưa Thanh Hóa trở thành điểm đến an toàn, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng - “chìa khóa” cho phát triển (Bài 2): Mở cánh cửa thu hút đầu tưCông chức Văn phòng Đăng ký đất đai chi nhánh Quảng Xương tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính của công dân. Ảnh: Tố Phương

Với quan điểm “Thành công của nhà đầu tư là thành công của tỉnh”, Thanh Hóa luôn sát cánh, đồng hành và chia sẻ cùng nhà đầu tư trong suốt quá trình triển khai dự án, tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất. Khi nhà đầu tư đến tìm hiểu, nghiên cứu cơ hội đầu tư, Thanh Hóa luôn thực hiện “2 đồng hành”, đó là: Đồng hành khảo sát, lựa chọn địa điểm đầu tư; đồng hành giải quyết thủ tục hành chính, kể cả những thủ tục thuộc thẩm quyền của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương. Khi nhà đầu tư đã quyết định đầu tư, tỉnh chủ động thực hiện “3 cam kết”, đó là: cam kết tiến độ giải phóng mặt bằng theo yêu cầu của nhà đầu tư; cam kết đầu tư hạ tầng giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc đến chân hàng rào dự án; cam kết giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong suốt quá trình đầu tư và vận hành thương mại của dự án.

Thanh Hóa là một trong những địa phương có chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, với nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư trên các lĩnh vực. Nổi bật như, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 214/2022/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2026; Nghị quyết số 319/2022/NQ-HĐND về sửa đổi, bổ sung một số nội dung bảng giá các loại đất thời kỳ 2020-2024 trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 248/2022/NQ-HĐND ban hành chính sách hỗ trợ các phương tiện vận tải biển quốc tế và nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp vận chuyển hàng hóa bằng container qua Cảng Nghi Sơn... Cùng với đó, hoạt động hỗ trợ đầu tư của doanh nghiệp cũng được đẩy mạnh. Định kỳ hàng tháng, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành tổ chức hội nghị tiếp doanh nghiệp để nắm bắt và giải quyết kịp thời những vướng mắc trong quá trình triển khai dự án cũng như trong đầu tư sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố bố trí 1 ngày trong tháng để tiếp và giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp. Qua đó, tạo niềm tin để doanh nghiệp yên tâm sản xuất và mở rộng đầu tư phát triển. Với nhiều nỗ lực, từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 7.726 doanh nghiệp thành lập mới, đứng thứ 6 cả nước.

Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, Thanh Hóa luôn rà soát, bổ sung, điều chỉnh các quy hoạch bảo đảm chất lượng, có tầm nhìn, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Đặc biệt, việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 tạo hành lang pháp lý, điều kiện thuận lợi, mở ra thời cơ, động lực mới để Thanh Hóa phát triển. Cùng với quy hoạch, hệ thống kết cầu hạ tầng từng bước được đầu tư đồng bộ theo hướng hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông kết nối với các đô thị, các trung tâm kinh tế lớn của đất nước đã tạo thuận lợi cho việc tìm kiếm cơ hội đầu tư vào tỉnh ngày càng hiệu quả hơn. CCHC, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính có bước đột phá mạnh mẽ. Nhiều thủ tục hành chính liên quan đến thu hút đầu tư được cắt giảm đáng kể thời gian giải quyết...

Có thể nói, không phải ngẫu nhiên mà hai nhiệm kỳ liên tiếp, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và XIX đã lựa chọn “CCHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh” và “Đẩy mạnh CCHC, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn” là khâu đột phá để thực hiện. Bởi những nỗ lực trong CCHC, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh mà tỉnh ưu tiên thực hiện đã giúp Thanh Hóa ghi nhiều dấu ấn đậm nét lên bức tranh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Với sự nỗ lực lớn, quyết tâm cao cùng nhiều chính sách hấp dẫn, nên chỉ tính riêng từ ngày 1-1-2021 đến 30-6-2023, mặc dù gặp nhiều khó khăn do đại dịch COVID-19 bùng phát nhưng Thanh Hóa vẫn thu hút được 154 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 19 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đầu tư đăng ký 29.669 tỷ đồng và 193 triệu USD. Cùng với đó, kinh tế của tỉnh luôn giữ tốc độ tăng trưởng khá và toàn diện, năng lực cạnh tranh được nâng cao và luôn đứng trong top đầu cả nước. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt 10,49%...

Nhìn lại hơn chục năm về trước, nhắc tới Thanh Hóa, người ta chỉ nghĩ tới vùng đất nghèo, chưa có nhiều phát triển nổi bật. Thế nhưng ngày nay, cái tên Thanh Hóa đã gây ấn tượng mạnh khi có những thay đổi vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội. Thanh Hóa đang tiến những bước dài trong sự phát triển khi hàng loạt những công trình “sừng sững” mang tầm vóc thế kỷ như Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Cảng biển Nghi Sơn, Quần thể nghỉ dưỡng FLC Sầm Sơn, Cảng Hàng không Thọ Xuân... được hình thành và hoạt động hiệu quả. Cùng với đó là những nhà máy, xí nghiệp “tầm cỡ” cũng lần lượt ra đời đã tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương và đóng góp lớn vào ngân sách của tỉnh. Nối tiếp thành công trong thu hút đầu tư, nửa nhiệm kỳ vừa qua, hàng loạt dự án lớn như: Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2, Nhà máy Xi măng Đại Dương 1, Nhà máy Xi măng Đại Dương 2, Dây chuyền 4 - Nhà máy Xi măng Long Sơn, Nhà máy sản xuất lốp ô tô Radial, Nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn số 2, Nhà máy sản xuất găng tay Nitrile Intco Việt Nam... và một số dự án giao thông quan trọng như đường Vạn Thiện - Bến En, đường nối Quốc lộ 1 với Quốc lộ 45... được khởi công, khánh thành, đưa vào hoạt động. Điều này cho thấy thành công của Thanh Hóa trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và thực chất.

Những con số “biết nói” nêu trên đã phản ánh sinh động và đầy thuyết phục những sắc thái tươi mới trên bức tranh tăng trưởng kinh tế - xã hội của tỉnh. Kết quả này cũng minh chứng cho sự quyết tâm, nỗ lực của lãnh đạo tỉnh, của cấp ủy, chính quyền các cấp trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, trong đó có mục tiêu đẩy mạnh CCHC, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn.

Tố Phương

Bài cuối: Vượt qua thách thức.

Tin liên quan:
  • Cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng - “chìa khóa” cho phát triển (Bài 2): Mở cánh cửa thu hút đầu tư
    Cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng - “chìa khóa” cho phát ...

    Nửa nhiệm kỳ thực hiện khâu đột phá “Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn”, Thanh Hóa đã gặt hái được nhiều kết quả đáng phấn khởi. Nhiều mục tiêu, chỉ tiêu của cả giai đoạn đạt và vượt kế hoạch đề ra là minh chứng cho quyết tâm của tỉnh trong hành trình cải cách và đổi mới.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]