(Baothanhhoa.vn) - Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”, nhiều đảng viên người dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Như Xuân luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, thể hiện vai trò trách nhiệm với cộng đồng, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Vai trò “đầu tàu” của đảng viên người dân tộc thiểu số ở Như Xuân

Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”, nhiều đảng viên người dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Như Xuân luôn gương mẫu đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, thể hiện vai trò trách nhiệm với cộng đồng, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Vai trò “đầu tàu” của đảng viên người dân tộc thiểu số ở Như XuânAnh Lê Văn Thành (người bên phải) ở thôn Đức Thắng, xã Thượng Ninh giới thiệu những sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ tre, luồng.

Bao năm qua, người dân thôn Đồng Tâm, xã Hóa Quỳ đều quen với hình ảnh người bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Hà Thanh Xuyến, người dân tộc Thái, luôn cần mẫn, nhiệt tình, trách nhiệm “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, chung sức XDNTM. Trò chuyện với chúng tôi, ông Xuyến cho biết: Thôn Đồng Tâm có 208 hộ, với 910 nhân khẩu, chủ yếu là người dân tộc Thái. Cuộc sống trước đây của người dân gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Vì vậy, để nhận được sự đồng thuận của Nhân dân trong thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước tại địa phương, chi bộ luôn đề cao vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.

Xác định XDNTM là nhiệm vụ quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, ông đã cùng các đồng chí trong cấp ủy bàn bạc, thống nhất xây dựng nghị quyết chuyên đề về XDNTM. Đồng thời căn cứ vào tình hình cụ thể của thôn xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện. Với phương châm tuyên truyền “mưa dầm thấm sâu”, ông Xuyến cùng với tập thể chi bộ lãnh đạo, chỉ đạo ban công tác mặt trận thôn và các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, để Nhân dân nắm được chủ trương của Đảng về XDNTM. Cùng với đó, thường xuyên sâu sát cơ sở, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên để trực tiếp phản ánh lên cấp trên để có hướng tháo gỡ kịp thời, đặc biệt trong phát triển kinh tế, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.

Với những việc làm thiết thực, cụ thể đã khơi dậy được lòng dân, sức dân để đóng góp kinh phí, ngày công lao động để XDNTM. Nổi bật trong 2 năm qua, nhiều hộ dân trong thôn đã đóng góp tiền, hiến đất mở rộng 3km đường thôn và 2km kênh mương, xây dựng đường điện chiếu sáng khu dân cư. Đến nay 90% đường giao thông của thôn được bê tông hóa... Bên cạnh đó, trong phát triển kinh tế, ông Xuyến cùng tập thể lãnh đạo thôn còn tích cực vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; mở dịch vụ kinh doanh tại thác Đồng Quan;... góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân trong thôn. Từ xuất phát điểm với bộn bề khó khăn, đến nay thôn Đồng Tâm đã và đang có nhiều khởi sắc, tiến những bước vững chắc về đích thôn NTM.

Phát huy tinh thần nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhiều năm qua anh Lê Văn Thành, người dân tộc Thổ ở thôn Đức Thắng, xã Thượng Ninh luôn nỗ lực vươn lên và trở thành gương sáng làm kinh tế giỏi của địa phương. Trong câu chuyện với chúng tôi, anh Thành chia sẻ về quá trình khởi nghiệp gặp nhiều khó khăn của mình. Anh Thành sinh ra và lớn lên trong gia đình nông dân nghèo, sau khi tốt nghiệp THPT anh đã đi nhiều nơi, làm nhiều nghề ở các tỉnh, thành trong cả nước để mưu sinh. Tuy nhiên sau nhiều năm bôn ba, cuộc sống gia đình anh Thành vẫn còn gặp khó khăn. Tình cờ trong lần vào quán cafe, anh Thành thấy quán sử dụng bàn ghế làm bằng tre, luồng vừa có thẩm mỹ, vừa bền, lại thân thiện với môi trường và chợt “nảy” ra ý tưởng tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có để theo đuổi nghề làm thủ công mỹ nghệ từ tre, luồng.

Từ sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu gia đình, dần dần những guồng nước, rổ, rá, giường tre, bình hoa, đèn ngủ... được làm thủ công, thiết kế dựa trên việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đã được người tiêu dùng biết đến, đánh giá cao và đến đặt mua hàng. Hơn 10 năm phát triển, đến nay xưởng sản xuất Lê Văn Thành đã khẳng định thương hiệu trên thị trường bằng các dòng sản phẩm nội thất và sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Không chỉ phát triển kinh tế cho bản thân, anh Thành còn tích cực chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhiều hộ dân phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Cơ sở sản xuất của anh Lê Văn Thành cũng tạo được việc làm cho nhiều lao động tại địa phương với thu nhập từ 3 đến 4 triệu đồng/người/năm.

Đảng bộ huyện Như Xuân có 35 tổ chức cơ sở đảng, với 4.583 đảng viên, trong đó có 2.536 đảng viên là người DTTS. Đa số đảng viên là người DTTS có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, trình độ, năng lực chuyên môn từng bước được nâng lên đáng kể. Trong những năm qua, bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa, các đảng viên người DTTS trên địa bàn huyện luôn thể hiện vai trò “đầu tàu”, gương mẫu trong việc thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua tại địa phương. Đồng thời họ luôn là “cầu nối” đưa chủ trương, nghị quyết của Đảng đến với Nhân dân, bồi đắp niềm tin của Nhân dân với Đảng... Những việc làm của họ đã và đang góp phần chung tay xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Bài và ảnh: Thu Thủy



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]