(Baothanhhoa.vn) - Với tinh thần dám nghĩ, dám làm cùng khát vọng vươn lên làm giàu, chị Lê Thị Thương ở xã Đông Minh (Đông Sơn) quyết định khởi nghiệp từ nghề may. Không chỉ tạo thu nhập ổn định cho gia đình, chị còn giải quyết việc làm cho nhiều phụ nữ tại địa phương.

Trăn trở tạo việc làm cho phụ nữ nông thôn

Với tinh thần dám nghĩ, dám làm cùng khát vọng vươn lên làm giàu, chị Lê Thị Thương ở xã Đông Minh (Đông Sơn) quyết định khởi nghiệp từ nghề may. Không chỉ tạo thu nhập ổn định cho gia đình, chị còn giải quyết việc làm cho nhiều phụ nữ tại địa phương.

Trăn trở tạo việc làm cho phụ nữ nông thônChị em phụ nữ làm việc tại Công ty TNHH Thụ Thương, xã Đông Minh.

Theo chân Chủ tịch Hội LHPN xã Đông Minh Lê Thị Hà chúng tôi tìm đến nhà chị Lê Thị Thương ở thôn 3, xã Đông Minh. Ngôi nhà nhỏ nằm ngay cạnh Công ty TNHH MTV Thụ Thương. Đứng trước công ty, chúng tôi khá bất ngờ với tác phong làm việc của chị em phụ nữ ở đây. Ai cũng nhiệt tình, chịu khó, tập trung cao cho công việc của mình. Chị Lê Thị Phương, 50 tuổi ở xã Đông Minh vừa may vừa chia sẻ: “Tôi làm nghề may ở đây khoảng 10 năm nay. Công việc gần nhà, phù hợp với bản thân. Tôi vừa có thời gian chăm sóc gia đình, con cái, vừa có thu nhập ổn định với mức lương khoảng 7 - 8 triệu đồng/tháng”.

Công ty TNHH MTV Thụ Thương chính thức thành lập từ năm 2016. Trước đó, công ty chỉ là một tổ sản xuất may gia công do chị Lê Thị Thương làm chủ. Nói về hành trình khởi nghiệp, mang nghề may về cho phụ nữ địa phương, chị Lê Thị Thương cho biết: Đến với nghề may không phải sự tình cờ, mà đó là theo đuổi đam mê của tôi. Từ bé tôi đã có sở thích may vá. Nhìn chị dâu cắt may thành những bộ quần áo, tôi như bị cuốn theo từng đường kim mũi chỉ. Để thực hiện sở thích của mình, tôi đã tự học may. Khi lớn lên, tôi đã theo học may một cách bài bản, sau đó làm việc tại một số công ty may trên địa bàn với thu nhập tương đối ổn định. Song, do phải đi làm cả ngày, không có thời gian chăm sóc con nhỏ. Vì vậy, năm 2005, tôi quyết định nghỉ việc ở công ty để mở tổ sản xuất may gia công tại nhà.

Khi mới thành lập, tổ sản xuất có khoảng 5 - 6 người tham gia. Việc sản xuất, tìm đầu ra, nguồn vải, mẫu mã gặp rất nhiều khó khăn. Song, với đam mê làm nghề, chị Thương đã đi khắp nơi để tìm nguồn vải sản xuất; tìm mẫu mã thích hợp; nỗ lực tìm kiếm các đơn hàng gia công mới. Sau một thời gian tìm hiểu thị trường, chị quyết định tập trung vào sản xuất đồng phục và những trang phục giá cả, mẫu mã bình dân, đáp ứng cho người dân khu vực nông thôn. Nhờ đó, chị luôn tìm được đầu ra ổn định, tổ sản xuất ngày càng phát triển.

Khi tổ sản xuất may gia công đi vào hoạt động ổn định, nhiều chị em trên địa bàn nhận thấy công việc cũng nhẹ nhàng, thời gian không gò bó như làm trong doanh nghiệp nên đến xin học nghề và làm cùng. Do đó, để mở rộng sản xuất, đáp ứng nhu cầu học nghề của phụ nữ, chị Thương đã quyết định nâng cấp, đầu tư 12 máy may và thành lập công ty vào năm 2016. Với nỗ lực không mệt mỏi, công ty của chị Thương đã vượt qua nhiều khó khăn, duy trì sản xuất. Hiện nay, trung bình mỗi tháng, cơ sở xuất trên 6.000 sản phẩm, tạo việc làm ổn định cho hơn 20 phụ nữ tại địa phương với thu nhập trung bình khoảng 6 - 8 triệu đồng/tháng. Trong đó, 12 - 13 người làm tại công ty, 10 người làm tại nhà.

Không chỉ tạo việc làm, công ty còn tham gia đào tạo nghề may cho phụ nữ nông thôn. Đến nay, công ty đã đào tạo cho khoảng 200 phụ nữ trong và ngoài địa phương. Hầu hết sau khi tham gia học nghề chị em phụ nữ đều tìm được việc làm. Một số người sau khi được đào tạo nghề đã tham gia lao động luôn tại công ty. Một số khác thì làm cho các công ty may lớn trên địa bàn tỉnh. Đơn cử như chị Lê Thị Thủy ở thôn 2, xã Đông Minh, khoảng ba năm trước chị đã học nghề tại công ty sau đó chị đã làm việc luôn tại công ty với thu nhập từ 6 - 7 triệu đồng/tháng. Công việc phù hợp, thu nhập ổn định nên chị đã xác định gắn bó với công ty.

Chị Thương chia sẻ: “Thấy nghề may gia công hợp với phụ nữ khu vực nông thôn, đặc biệt là những phụ nữ trung tuổi, có con nhỏ. Do đó, tôi đã phát triển thành công ty, tổ chức dạy nghề cho nhiều chị em phụ nữ trong và ngoài địa phương. Nhiều chị em khi đến công ty chưa biết may đã được dạy nghề, chỉ sau vài ngày là các chị có thể may hoàn chỉnh sản phẩm. Sau một thời gian học nghề, ai cũng có thể làm nghề. Người có điều kiện mua máy may thì có thể nhận việc tự làm tại nhà hoặc làm tại các công ty.

Chủ tịch Hội LHPN xã Đông Minh Lê Thị Hà cho biết: Đây là một trong những mô hình tạo việc làm, đào tạo nghề tiêu biểu tại địa phương. Công ty đã góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho phụ nữ nông thôn, chủ yếu là phụ nữ trung tuổi, phụ nữ có con nhỏ. Nỗ lực của chị Thương xứng đáng là tấm gương để chị em phụ nữ học tập, nỗ lực vươn lên phát triển kinh tế.

Bài và ảnh: Thùy Linh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]