(Baothanhhoa.vn) - Nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn là một trong hai nhiệm vụ cơ bản của các trường chính trị cấp tỉnh, được quy định tại Quy định số 09-QĐ/TW ngày 13/11/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII) về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn tốt sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của nhà trường.

Một số giải pháp nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn cho đội ngũ giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa

Nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn là một trong hai nhiệm vụ cơ bản của các trường chính trị cấp tỉnh, được quy định tại Quy định số 09-QĐ/TW ngày 13/11/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII) về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn tốt sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của nhà trường.

Một số giải pháp nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn cho đội ngũ giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa

Trường Chính trị tỉnh tổ chức hội thi học viên giỏi lý luận chính trị nhằm tuyển chọn, biểu dương học viên giỏi lý luận chính trị, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của nhà trường.

Tại Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa, nhiệm vụ này luôn được các thế hệ lãnh đạo quan tâm chỉ đạo quyết liệt. Đối với mỗi giảng viên, giảng dạy và nghiên cứu khoa học (NCKH), tổng kết thực tiễn (TKTT) là hai nhiệm vụ chính. Đây là hai hoạt động có mối quan hệ hữu cơ, gắn kết chặt chẽ và hỗ trợ cho nhau. Thông qua NCKH, đội ngũ giảng viên được củng cố kiến thức lý luận và tìm tòi, phát hiện ra những luận chứng phục vụ cho công tác giảng dạy, được rèn luyện kỹ năng tư duy khoa học, bổ sung thêm kiến thức thực tiễn phong phú, đa dạng. Chất lượng công tác giảng dạy phản ánh năng lực NCKH của giảng viên. NCKH, TKTT tốt sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của trường chính trị.

Trong những năm qua, Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa là một trong những đơn vị dẫn đầu của hệ thống các trường chính trị toàn quốc về số lượng và chất lượng trong các hoạt động NCKH, nghiên cứu thực tế, TKTT. Hoạt động NCKH, TKTT đã được Ban Giám hiệu nhà trường đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện nhất định để động viên đội ngũ giảng viên tham gia. Chỉ tính riêng năm 2022, nhà trường đã phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và một số sở, ban, ngành thực hiện thành công 3 nhiệm vụ TKTT; triển khai đúng tiến độ 1 đề tài khoa học cấp tỉnh năm 2021; bảo vệ thành công thuyết minh 1 đề tài khoa học cấp tỉnh cho năm 2022; đăng ký đề xuất mới thành công 2 đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh cho năm 2023; triển khai thực hiện 3 đề tài nghiệm thu trong năm 2022...

Những kết quả trên góp phần nâng cao vị thế của nhà trường, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công Kết luận “Xây dựng và phát triển trường Chính trị tỉnh Thanh Hoá đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, xây dựng Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa sớm đạt chuẩn, nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, năng lực TKTT của đội ngũ giảng viên Trường Chính trị Thanh Hóa vẫn còn nhiều hạn chế, như: Một số giảng viên chưa thật sự nhiệt tình và say mê nghiên cứu TKTT; còn hạn chế trong kỹ năng phát hiện vấn đề, kỹ năng phân tích, tổng hợp, kỹ năng viết; việc tiếp cận các thông tin, tài liệu phục vụ NCKH, TKTT còn hạn chế. Một số ít giảng viên chưa thực sự coi trọng công tác nghiên cứu khoa học...

Để khắc phục những hạn chế trên, trong thời gian tới, Ban Giám hiệu chỉ đạo các khoa chuyên môn chọn nội dung đề tài nghiên cứu có trọng tâm, trọng điểm, bám sát nhiệm vụ của trường và yêu cầu thực tiễn của địa phương; đổi mới cách thức nghiệm thu sản phẩm khoa học của giảng viên; khuyến khích để giảng viên có động lực và say mê với hoạt động NCKH, TKTT, đặc biệt trong việc nghiên cứu làm đề tài cấp trường, sáng kiến kinh nghiệm cấp khoa, phòng.

Nâng cao nhận thức cho giảng viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu thực tế; tầm quan trọng của việc vận dụng kết quả nghiên cứu thực tế vào bài giảng đối với nâng cao chất lượng giảng dạy, để các giảng viên nhận thấy được hoạt động giảng dạy và hoạt động nghiên cứu thực tế là hai nhiệm vụ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau.

Đồng thời, xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên đáp ứng yêu cầu chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Nhà trường tiếp tục ưu tiên nguồn lực, quan tâm chọn cử giảng viên đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đồng thời, chú trọng đổi mới công tác đánh giá, phân loại cán bộ, giảng viên đảm bảo đồng bộ các nguyên tắc, trình tự, dựa trên vị trí việc làm, nhiệm vụ được phân công. Lấy thái độ, trách nhiệm, hiệu quả phục vụ, chất lượng sản phẩm làm thước đo đánh giá và làm cơ sở thực hiện các khâu trong công tác cán bộ. Chú trọng nâng cao trình độ, phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên nhà trường, tiến tới nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên gắn với chuẩn chức danh, vị trí việc làm, đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và TKTT địa phương. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học của nhà trường, các khoa, phòng, bộ môn rà soát các cán bộ, giảng viên có năng lực nghiên cứu để hỗ trợ, tạo điều kiện về thời gian, từng bước bồi dưỡng, phát triển đội ngũ giảng viên vững vàng về chuyên môn cả lý luận và thực tiễn, có năng lực nghiên cứu khoa học, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Bên cạnh đó, mỗi giảng viên cần nâng cao nhận thức của mình về công tác TKTT, đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là một trong hai chức năng chính của nhà trường. Mỗi giảng viên cần chủ động xác định nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng kế hoạch cụ thể, tích cực, chủ động đảm nhận công tác TKTT gắn với đào tạo, bồi dưỡng; ứng dụng kết quả tổng kết vào thực tế, giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của địa phương.

NCKH, TKTT phải được coi là phương pháp căn bản để bổ sung, phát triển lý luận, tìm lời giải cho lý luận. Là một đơn vị đi đầu trong công tác giảng dạy lý luận chính trị, mỗi giảng viên Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa cần phát huy thế mạnh vốn có của mình, chủ động nghiên cứu khoa học, tìm kiếm những tri thức thực tiễn luận giải cho lý luận, phản ánh lý luận và góp phần sáng tạo ra những giải pháp phù hợp với tình hình mới.

ThS. Đinh Thị Bình

Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]