(Baothanhhoa.vn) - Không chỉ phát triển ở thành thị, hiện nay nhiều siêu thị, cửa hàng tiện ích đã xuất hiện ở khu vực nông thôn, mang lại sự thuận tiện, đáp ứng nhu cầu mua sắm và từng bước góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân nông thôn.

Đưa hàng Việt đến gần hơn với người dân nông thôn

Không chỉ phát triển ở thành thị, hiện nay nhiều siêu thị, cửa hàng tiện ích đã xuất hiện ở khu vực nông thôn, mang lại sự thuận tiện, đáp ứng nhu cầu mua sắm và từng bước góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân nông thôn.

Đưa hàng Việt đến gần hơn với người dân nông thônNgười dân mua sắm tại Siêu thị Long Tơ Plaza, thị trấn Nông Cống.

Để phù hợp với nhu cầu của thị trường, hiện nay tại mỗi xã, thị trấn, các hộ kinh doanh, doanh nghiệp đã linh hoạt phát triển mô hình siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, với đầy đủ, đa dạng các mặt hàng từ trong nước đến hàng ngoại nhập, theo nhu cầu của khách hàng. Siêu thị Long Tơ Plaza ở thị trấn Nông Cống (Nông Cống) có nhiều mặt hàng cho khách hàng lựa chọn, từ đồ gia dụng đến đồ điện lạnh, các loại thực phẩm... Không chỉ đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, chủng loại, các mặt hàng ở đây cũng có nhiều phân khúc khác nhau để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Các mặt hàng được phân loại, chia thành từng dãy gồm đồ khô, bánh kẹo, bia, rượu, nước ngọt, sữa để khách hàng dễ lựa chọn. Siêu thị này đang triển khai nhiều chương trình khuyến mãi nhằm kích cầu tiêu dùng như giảm giá từ 15 - 20% hoặc kèm theo quà tặng khi mua một số mặt hàng.

Ông Lường Hữu Sơn, người dân xã Minh Khôi tới đây để mua sắm đồ gia dụng cho biết: “Trước đây tôi phải ra TP Thanh Hóa để mua các mặt hàng gia dụng do nơi tôi sinh sống không có nhiều sự lựa chọn. Giờ đây, siêu thị ở cách nhà hơn 2km, hàng hóa rất phong phú, giá cả được niêm yết công khai nên rất thuận tiện”.

Khi đời sống nâng cao, người dân nông thôn không chỉ quan tâm tới giá cả hàng hóa như trước mà còn chú ý đến chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ. Các siêu thị, cửa hàng tiện ích tại nông thôn dần trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của chợ dân sinh, cửa hàng tạp hóa hoặc các cửa hàng truyền thống. Siêu thị Vinmart tại thôn Nam Yến, xã Hải Yến (thị xã Nghi Sơn) đã dần trở thành điểm mua sắm quen thuộc của người dân.

Ông Nguyễn Duy Hiền, người dân địa phương cho biết: “Khi hết giờ làm việc, tôi có thể ghé siêu thị mua thực phẩm. Tại đây, các loại hàng hóa đều có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng từ nhập khẩu cho đến trong nước. Trong đó có nhiều loại rau củ quả tươi và thực phẩm tươi sống. Cửa hàng mở đến tối muộn để phục vụ khách hàng. Điều này rất thuận tiện đối với những người lao động phải tăng ca, dù muộn nhưng vẫn có thể mua thực phẩm tươi sống, bảo đảm chất lượng. Trong khi nhiều chợ dân sinh chỉ họp buổi sáng, nhiều cửa hàng tạp hóa truyền thống đóng cửa sớm hơn.

Trước kia, nếu muốn đi siêu thị ông Hiền phải di chuyển gần chục km, mất khá nhiều thời gian, thì nay khoảng cách đã rất gần, hàng hóa ở đây phong phú như ở khu vực thành thị.

Hiện trên địa bàn tỉnh có hơn 500 cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini. Hệ thống này được phát triển tại các vùng nông thôn đã đáp ứng yêu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Nhờ đó, người dân được tiếp cận với các sản phẩm chất lượng, mang đến nhiều trải nghiệm; gia tăng các giá trị, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, không chỉ đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ, mà còn góp phần thúc đẩy XDNTM nâng cao ở nhiều địa phương...

Bài và ảnh: Minh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]