(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng xây dựng, phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ theo hướng văn minh, hiện đại, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động giao thương hàng hóa, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trên địa bàn và các khu vực lân cận.

Phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ

Những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng xây dựng, phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ theo hướng văn minh, hiện đại, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động giao thương hàng hóa, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trên địa bàn và các khu vực lân cận.

Phát triển hạ tầng thương mại đồng bộNgười dân mua sắm hàng hóa tại cửa hàng tiện lợi F+Store, đường Lê Hoàn (TP Thanh Hóa).

Tính đến nay, tỉnh ta đã có hệ thống chợ truyền thống phát triển mạnh với 388 chợ, trong đó có 10 chợ hạng 1, 34 chợ hạng 2 và 354 chợ hạng 3. Thời gian qua, Sở Công Thương đã tham mưu cho UBND tỉnh triển khai thực hiện tốt quy hoạch hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh đảm bảo quy mô, tính chất đầu tư theo quy hoạch và hỗ trợ vốn cho đầu tư, xây mới nâng cấp, cải tạo các chợ. Đến nay, hầu hết các chợ đã có đình kiên cố hoặc bán kiên cố, các ki-ốt trong chợ đã từng bước được đầu tư khang trang, sạch sẽ; nền chợ, giao thông trong chợ được bê tông cứng hóa, hệ thống thoát nước, trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường được đảm bảo... đáp ứng tốt nhu cầu giao thương của Nhân dân.

Cùng với hệ thống chợ truyền thống, kênh phân phối hiện đại là hệ thống siêu thị, trung tâm mua sắm, chuỗi cửa hàng tiện lợi, khu dịch vụ thương mại... cũng đang được đầu tư, phát triển mạnh trên địa bàn ở cả khu vực thành phố và nông thôn. Qua đó, chất lượng các ngành dịch vụ được cải thiện hơn trước, hàng hóa phong phú, giá cả ổn định. Khi mua sắm, các thông số kỹ thuật, hạn sử dụng, chế độ bảo hành, tính minh bạch về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa đã được chú trọng. Hiện nay, toàn tỉnh có 2 trung tâm thương mại (TTTM), 27 siêu thị quy mô nhỏ và vừa; trên 120.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Việc phát triển hệ thống hạ tầng thương mại của tỉnh thông qua thu hút các doanh nghiệp đầu tư đã hình thành hệ thống các cửa hàng phân phối, bán lẻ như: siêu thị Winmart, điện máy MediaMart, thế giới di động, điện máy xanh và nhiều kênh phân phối, bán lẻ văn minh, tích hợp nhiều tiện ích khác; một số TTTM, siêu thị còn kết hợp dịch vụ giải trí, ăn uống, mua sắm, như TTTM Vincom Plaza, TTTM BigC, Siêu thị Co.op Mart, Nhà sách Tiến Thọ... Thực tế cho thấy, khi mức sống của người dân ngày càng tăng cao thì tâm lý và thói quen mua sắm cũng có nhiều thay đổi. Đến với các siêu thị, TTTM, cửa hàng tiện ích, người dân không chỉ dừng lại ở việc mua sắm mà còn được giải trí, vui chơi, thụ hưởng các chính sách ưu đãi... Cùng với việc chọn lọc hàng hóa có chất lượng tốt, có nguồn gốc xuất xứ và được kiểm định nghiêm ngặt thì việc tạo ra các hình thức mua sắm mới lạ, thu hút khách hàng cũng được các siêu thị chú ý nhiều hơn, nhằm giữ chân khách hàng.

Nằm ở vị trí đắc địa, TTTM Vincom Plaza Thanh Hóa đã trở thành tổ hợp mua sắm hấp dẫn của người dân và du khách khi ghé thăm TP Thanh Hóa bởi sự đa dạng các thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế từ thời trang, phụ kiện, mỹ phẩm đến các nhu cầu thiết yếu. Anh Lê Bá Hiền, phường Tân Sơn (TP Thanh Hóa) chia sẻ: “TTTM Vincom là địa điểm gia đình tôi thường xuyên lựa chọn mua sắm bởi sự liên hoàn, hiện đại và tiện ích. Tại đây, các con tôi có thể vui chơi giải trí, còn tôi có thể kết hợp mua sắm tại siêu thị tiêu dùng Winmart. Đặc biệt, hình thức thanh toán sau khi sử dụng dịch vụ rất tiện lợi, linh hoạt, không nhất thiết phải sử dụng tiền mặt”.

Nhờ đẩy mạnh xây dựng, phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, thời gian qua, lĩnh vực thương mại - dịch vụ trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định, đảm bảo tính chuyên nghiệp trong phương thức, cách thức quản lý, vận hành và đặc biệt hơn là sự văn minh trong cách phục vụ, đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Năm 2022, tuy phải chịu nhiều tác động tiêu cực nhưng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ của tỉnh vẫn đạt trên 142 nghìn tỷ đồng, tăng 20,3% so với năm trước và tăng 15% so với kế hoạch.

Với mục tiêu phát triển thương mại theo hướng hiện đại, thời gian tới, các sở, ban, ngành và chính quyền các địa phương cần tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện các dự án cải tạo, nâng cấp, chuyển đổi mô hình quản lý chợ trên địa bàn; khai thác có hiệu quả các siêu thị, TTTM, cửa hàng mua sắm hiện có. Đồng thời tiếp tục phát triển, nhân rộng thêm các TTTM, siêu thị tổng hợp, siêu thị chuyên doanh, cửa hàng tiện lợi hoặc điểm bán lẻ, góp phần phát triển loại hình bán buôn, bán lẻ theo hướng văn minh, hiện đại. Phấn đấu nâng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ giai đoạn 2021-2025 tăng 17,6%/năm, đến năm 2025 đạt 265 nghìn tỷ đồng...

Bài và ảnh: Chi Phạm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]