(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng; tỉnh đất rộng, dân đông, địa hình đa dạng, với núi cao, biển rộng, sông dài và vùng đồng bằng rộng lớn. Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, Thanh Hóa luôn giữ vai trò trọng yếu cả về chính trị, kinh tế, quân sự; được coi là “phên dậu” của đất nước, “một vùng đất căn bản”, “đất bản triều”. Trên vùng đất “địa linh, nhân kiệt” này, thời nào cũng có những danh nhân, vùng nào cũng có nhiều bậc anh hùng tài cao chí lớn, có nhiều đóng góp, cống hiến vẻ vang cho Tổ quốc và làm rạng rỡ quê hương.

Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

Thanh Hóa là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng; tỉnh đất rộng, dân đông, địa hình đa dạng, với núi cao, biển rộng, sông dài và vùng đồng bằng rộng lớn. Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, Thanh Hóa luôn giữ vai trò trọng yếu cả về chính trị, kinh tế, quân sự; được coi là “phên dậu” của đất nước, “một vùng đất căn bản”, “đất bản triều”. Trên vùng đất “địa linh, nhân kiệt” này, thời nào cũng có những danh nhân, vùng nào cũng có nhiều bậc anh hùng tài cao chí lớn, có nhiều đóng góp, cống hiến vẻ vang cho Tổ quốc và làm rạng rỡ quê hương.

Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

Các công trình lịch sử được Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hoá nghiên cứu, biên soạn.

Trong những năm 20 của thế kỷ XX, Thanh Hóa là một trong những địa phương có phong trào cách mạng phát triển và thành lập được Đảng bộ tỉnh vào ngày 29-7-1930 - một trong những đảng bộ được thành lập sớm nhất cả nước. 93 năm qua, bằng trí tuệ, bản lĩnh và nghị lực kiên cường, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã chủ động vận dụng sáng tạo, linh hoạt các quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Trung ương Đảng, đề ra những quyết sách phù hợp với từng thời kỳ lịch sử, đưa phong trào cách mạng trong tỉnh vượt qua khó khăn, thử thách, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, cùng với cả nước viết nên những trang sử vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là “pho lịch sử bằng vàng” của tỉnh Thanh Hóa, là một bộ phận quan trọng hợp thành lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam và của dân tộc Việt Nam.

Ngay sau khi Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư "về tiếp tục nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng” được ban hành, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Quy định số 3162-QĐ/TU ngày 16-8-2019 “về công tác nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng, lịch sử sở, ban ngành và địa chí trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”; Kết luận số 926-KL/TU ngày 30-10-2019 “về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử cách mạng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2020-2030”.

Đối với đội ngũ làm công tác lịch sử Đảng, tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm tới biên chế và kịp thời nâng cao chuyên môn và nghiệp vụ cho đội ngũ này. Thanh Hóa đã duy trì phòng Lý luận chính trị và lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy (có 6 biên chế); Trung tâm nghiên cứu lịch sử và Bảo tồn Di sản văn hóa tỉnh (có 39 biên chế và người lao động); Hội Khoa học lịch sử Thanh Hóa (260 hội viên); Bộ môn Lịch sử - Khoa khoa học xã hội thuộc Trường Đại học Hồng Đức (có 8 biên chế)… là những đơn vị nghiên cứu, biên soạn sách lịch sử nói chung, sách lịch sử Đảng nói riêng. Bộ CHQS tỉnh, Công an tỉnh bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác lịch sử của ngành.

Đối với cấp huyện, thường xuyên duy trì biên chế tham mưu công tác lịch sử Đảng thuộc ban tuyên giáo huyện, thị, thành ủy (do đồng chí trưởng ban hoặc phó trưởng ban phụ trách công tác lịch sử).

Công tác đào tạo bồi dưỡng, đổi mới phương pháp nghiên cứu, biên soạn cho cán bộ làm công tác lịch sử Đảng được tăng cường. Hằng năm, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo ban hành kế hoạch và tổ chức nghiệp vụ về công tác lịch sử Đảng cho đội ngũ cán bộ làm công tác lịch sử Đảng trên địa bàn tỉnh; mời các giảng viên là các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trực tiếp truyền đạt những nội dung nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng theo hướng khoa học, gắn liền nghiên cứu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lịch sử dân tộc. Cùng với quan tâm đội ngũ làm công tác lịch sử Đảng, tỉnh Thanh Hóa cũng đã bố trí kinh phí đảm bảo cho hoạt động nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử địa phương.

Các cấp ủy đảng đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu, biên soạn tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng; bố trí kinh phí phục vụ việc sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử truyền thống; tăng cường thực hiện công tác sưu tầm, khai thác bổ sumg các tư liệu lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống địa phương, đơn vị.

Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

Hội thảo khoa học “Lịch sử phong trào công nhân và Công đoàn tỉnh Thanh Hóa (1929-2023)”.

Nhiều cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh xã hội hóa, vận động thêm các nguồn lực cho công tác nghiên cứu, xuất bản sách lịch sử đảng bộ, lịch sử ngành, lịch sử truyền thống của địa phương.

Ngoài ra, tỉnh Thanh Hóa còn quan tâm đến cơ sở vật chất cho đội ngũ làm công tác lịch sử Đảng như: phòng làm việc, máy tính kết nối Internet, máy ảnh, máy ghi âm, máy scan, hệ thống bảo tàng, thư viện… cơ bản đáp ứng tốt việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu biên soạn lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống cách mạng trên địa bàn tỉnh.

Với sự chủ động, sáng tạo, linh hoạt các công trình lịch sử đảng bộ các cấp, lịch sử sở, ban, ngành thường xuyên được cập nhật, bổ sung.

Đối với cấp tỉnh, đã hoàn thiện việc nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng bộ tỉnh đến năm 2005; sưu tầm, biên soạn sách “Những sự kiện lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2015-2020); chỉ đạo sưu tầm, biên soạn, xuất bản nhiều cuốn sách hồi ký, lịch sử, danh xưng, danh nhân để cung cấp thông tin tư liệu trên các lĩnh vực. Các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh đã quan tâm sưu tầm tư liệu, biên tập bổ sung, hoàn thiện, nâng cao chất lượng các công trình lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống, kỷ yếu ngành, đơn vị; tỷ lệ các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh xuất bản kỷ yếu, sách lịch sử truyền thống đạt trên 75%.

Đối với cấp huyện và tương đương, có 27/27 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã tiến hành nghiên cứu, biên soạn và xuất bản sách lịch sử địa phương; 4/4 đảng bộ trực thuộc nghiên cứu, biên soạn, xuất bản sách lịch sử. Giai đoạn 2018-2022, có 20/27 đảng bộ huyện, thị xã, thành phố, 3/4 đảng bộ trực thuộc tổ chức tái bản, bổ sung sách lịch sử đảng bộ. Tỷ lệ cơ quan, đơn vị cấp huyện tổ chức nghiên cứu, biên soạn, xuất bản sách lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống địa phương đến năm 2010, 2015, 2018, 2020 hơn 40%.

Đối với xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, có 450/559 đảng bộ xã, phường, thị trấn tổ chức sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn và xuất bản sách lịch sử đảng bộ, lịch sử truyền thống địa phương đến năm 2005, 2010, 2015, 2020 (chiếm tỷ lệ 80,5%); có 52 xã, phường, thị trấn đang biên soạn lịch sử đảng bộ và dự kiến xuất bản trong nhiệm kỳ 2020-2025.

Công tác lưu trữ, phát huy các giá trị tài liệu lịch sử Đảng trên địa bàn tỉnh được quan tâm đầu tư. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy tham mưu xây dựng Phòng truyền thống Tỉnh ủy Thanh Hóa (hoàn thành năm 2020, tại Trụ sở Tỉnh ủy), trưng bày gần 700 tư liệu, hiện vật, hình ảnh về quá trình ra đời, hoạt động và phát triển của Đảng bộ tỉnh.

Đối với cấp huyện đã có 10 đơn vị xây dựng, khai thác hiệu quả phòng truyền thống; một số địa phương đã đầu tư phỏng dựng, tu bổ, tôn tạo khu di tích cách mạng như: Khu di tích lịch sử cách mạng Hàm Hạ (huyện Đông Sơn); khu di tích cách mạng Yên Trường (huyện Thọ Xuân); khu di tích lịch sử nhà thờ họ Vương, Di tích lịch sử cách mạng Trụ sở làm việc của Tỉnh ủy giai đoạn 1967-1973 (huyện Thiệu Hóa); khu văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (thành phố Thanh Hóa)…

Công tác tuyên truyền lịch sử Đảng trên địa bàn tỉnh được triển khai thực hiện với nhiều hình thức, biện pháp tuyên truyền phong phú, chuyển tải nội dung lịch sử đến đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh. Tỉnh ủy Thanh Hóa đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy biên soạn đề cương, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động trưng bày, hình ảnh, hiện vật liên quan đến lịch sử Đảng bộ tỉnh; tổ chức các cuộc thi viết, thi trắc nghiệm tìm hiểu về lịch sử Đảng bộ tỉnh; các đợt sinh hoạt chính trị, hội thảo, tọa đàm, gặp gỡ điển hình, xây dựng phim tài liệu về lịch sử Đảng bộ tỉnh. Các địa phương, đơn vị tích cực tuyên truyền các sự kiện lịch sử Đảng, lịch sử đảng bộ địa phương, truyền thông lịch sử của ngành, đơn vị đến cán bộ đảng viên và các tầng lớp Nhân dân.

Kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW của Ban Bí thư trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

Các em học sinh dự tiết giảng về lịch sử Đảng bộ TP Thanh Hóa tại trường Trần Mai Ninh. (Ảnh tư liệu)

Công tác giáo dục lịch sử Đảng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có nhiều đổi mới. Các địa phương, đơn vị đã xây dựng chương trình, lồng ghép nội dung lịch sử Đảng bộ tỉnh, lịch sử địa phương vào giảng dạy phù hợp với từng đối tượng. Trung tâm chính trị cấp huyện đã chủ động triển khai giảng dạy chương trình lịch sử địa phương, lịch sử đảng bộ cấp huyện cho học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức đi thăm nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của huyện, của tỉnh; tham quan tìm hiểu các di tích lịch sử, di tích cách mạng, nhà truyền thống, nơi thành lập chi bộ đảng đầu tiên…

Từ thực tiễn sinh động trong việc thực hiện Chỉ thị số số 20-CT/TW “về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng” trên địa địa bàn tỉnh Thanh Hóa có thể đúc rút một số bài học kinh nghiệm sau đây:

Thứ nhất, luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần đối với đội ngũ làm công tác lịch sử Đảng; xây dựng được đội ngũ làm lịch sử Đảng phải có tư tưởng chính trị vững vàng, có nghiệp vụ về khoa học lịch sử Đảng, có lòng say mê với công việc; tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ làm công tác lịch sử Đảng được nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.

Thứ hai, bố trí kinh phí đầy đủ, kịp thời kết hợp với nguồn xã hội hóa cho các công trình nghiên cứu lịch sử Đảng.

Thứ ba, kịp thời hướng dẫn cấp ủy, ban, sở ngành đoàn thể thực hiện đảm bảo quy trình sưu tầm tư liệu, nghiên cứu, biên soạn và thẩm định. Chú trọng tới khâu thẩm định trước khi in ấn, xuất bản, phát hành.

Thứ tư, xây dựng chương trình kế hoạch, nghiên cứu, biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống trong ngắn hạn và dài hạn để chủ động thực hiện.

Thứ năm, tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng bằng những hình thức phong phú, đa dạng và sinh động như: kết hợp học tập với tham quan khu di tích cách mạng; sản xuất các video về lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống, các nhân vật lịch sử với phương trâm dễ hiểu, dễ nhớ.

Tùng Anh

(Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa)



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]