(Baothanhhoa.vn) - Từ thực tiễn cho thấy, thông qua công tác đào tạo lý luận chính trị (LLCT) cho cán bộ, đảng viên (CBĐV) khu vực miền núi nói chung, CBĐV người dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng đã góp phần làm cho mỗi CBĐV nâng cao nhận thức chính trị, biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, vị trí công tác; nhiều CBĐV được đào tạo đã năng động, sáng tạo, tự tin, dám nghĩ, dám làm, trở thành nòng cốt trong xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở; là những nhân tố tích cực trong tuyên truyền, hướng dẫn cho đồng bào DTTS phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững...

Nâng cao trình độ lý luận cho cán bộ, đảng viên người dân tộc thiểu số

Từ thực tiễn cho thấy, thông qua công tác đào tạo lý luận chính trị (LLCT) cho cán bộ, đảng viên (CBĐV) khu vực miền núi nói chung, CBĐV người dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng đã góp phần làm cho mỗi CBĐV nâng cao nhận thức chính trị, biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, vị trí công tác; nhiều CBĐV được đào tạo đã năng động, sáng tạo, tự tin, dám nghĩ, dám làm, trở thành nòng cốt trong xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở; là những nhân tố tích cực trong tuyên truyền, hướng dẫn cho đồng bào DTTS phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững...

Nâng cao trình độ lý luận cho cán bộ, đảng viên người dân tộc thiểu sốCán bộ thôn Quý Sơn, xã Cẩm Quý (Cẩm Thủy) tuyên truyền cho người dân về chủ trương, đường lối của Đảng.

Huyện Cẩm Thủy có 3 dân tộc chủ yếu cùng sinh sống là Kinh, Mường, Dao, trong đó dân tộc Mường chiếm tới hơn 52%. Bám sát chức năng, nhiệm vụ của mình, Trung tâm Chính trị huyện đã tham mưu cho Ban Thường vụ Huyện ủy kế hoạch mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho CBĐV cơ sở. Cùng với đó, trung tâm cũng chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức các lớp học phù hợp với từng thời điểm và yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, cơ quan, đơn vị.

Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện Cẩm Thủy Bùi Phương Liên cho biết: Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng LLCT cho CBĐV, Trung tâm Chính trị huyện đã tập trung thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng LLCT, giáo dục đạo đức cách mạng gắn với truyền thống lịch sử địa phương cho đội ngũ CBĐV, nhất là cán bộ người DTTS. Cùng với đó là đẩy mạnh công tác tuyên truyền để cấp ủy, chính quyền nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ CBĐV ở cơ sở. Bởi vậy, hàng năm các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều hoàn thành và vượt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho đội ngũ CBĐV cả về số lớp và số học viên. Trong 6 tháng đầu năm 2023, trung tâm đã tổ chức 4 hội nghị báo cáo viên bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến cho hơn 1.270 báo cáo viên, tuyên truyền viên của các tổ chức cơ sở đảng và chủ tịch MTTQ của 17 xã, thị trấn; tổ chức hội nghị báo cáo viên trực tuyến tại 1 điểm cầu của huyện và 17 điểm cầu các xã, thị trấn với hơn 1.600 lượt CBĐV tham dự; tổ chức 4 lớp bồi dưỡng nhận thức về đảng cho 242 học viên, 3 lớp bồi dưỡng chuyên đề giáo dục Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho 242 học viên, 3 lớp bồi dưỡng chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh cho 242 học viên...

Huyện Mường Lát có 6 dân tộc cùng sinh sống là Thái, Mông, Mường, Dao, Khơ Mú và Kinh, trong đó dân tộc Thái chiếm 44,05%; dân tộc Mông chiếm 43,00%... Để thực hiện tốt việc đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho đội ngũ cán bộ DTTS, huyện đã chú trọng làm tốt công tác quy hoạch nguồn cán bộ DTTS để có chính sách đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng. Cùng với đó, huyện cũng chú trọng đến chất lượng nội dung đào tạo, gắn với thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương nơi cán bộ đang công tác, đáp ứng cả về số lượng, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ.

Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Giám đốc Trung tâm Chính trị huyện Mường Lát Lầu Thanh Va cho biết: Xác định tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT, những năm qua Trung tâm Chính huyện đã chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này, coi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng. Trung tâm cũng thường xuyên đổi mới chương trình giảng dạy, cập nhật những kiến thức thực tiễn sao cho phù hợp với học viên là người DTTS. Thông qua các khóa học nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kỹ năng lãnh đạo, quản lý; nghiệp vụ công tác đảng, chính quyền, đoàn thể và một số nội dung về khoa học hành chính; các kỹ năng lãnh đạo, quản lý vào thực tiễn công tác...

Từ những giải pháp trên, công tác đào tạo, bồi dưỡng LLCT cho đội ngũ cán bộ DTTS ở huyện Mường Lát đã đạt được những kết quả tích cực. Từ năm 2022 đến tháng 6 năm 2023, trung tâm đã mở 25 lớp đào tạo, bồi dưỡng với khoảng 2.300 lượt học viên về nghiệp vụ công tác Đảng, công tác chính quyền, công tác kiểm tra, giám sát, nghiệp vụ công tác đoàn thể, công tác công đoàn, quốc phòng - an ninh; bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp; triển khai các nghị quyết của Đảng đến các đảng bộ, chi bộ cơ sở; cập nhật kiến thức cho cán bộ cơ sở là cán bộ, công chức, bí thư chi bộ, trưởng thôn... Sau khóa học, 100% học viên đạt yêu cầu, khi về địa phương công tác đã biết vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn để giải quyết những công việc cụ thể, góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở, được Nhân dân đánh giá cao.

Theo nhận xét của Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Lát Triệu Minh Xiết, việc nâng cao trình độ lý luận cho CBĐV người DTTS là một yêu cầu khách quan, cấp thiết, có ý nghĩa to lớn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi trong tỉnh nói chung, huyện Mường Lát nói riêng. Muốn làm được điều đó, điều tiên quyết là phải thay đổi nếp nghĩ, cách làm của CBĐV và người dân; từng bước đưa kinh tế - xã hội miền núi thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân các dân tộc. Bên cạnh đó, mỗi CBĐV trong đó có cán bộ người DTTS phải không ngừng học tập, rèn luyện; chủ động tìm tòi học hỏi để nâng cao nghiệp vụ, chuyên môn, không trông chờ, ỉ lại vào chính sách “ưu tiên” của Đảng, Nhà nước để nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn nghiệp vụ của mình... Có như vậy mỗi CBĐV người DTTS mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay.

Bài và ảnh: Xuân Minh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]