(Baothanhhoa.vn) - Công tác truyên truyền, cổ động là bộ phận quan trọng, giữ vai trò xung kích trên mặt trận tư tưởng, có nhiệm vụ: Truyền bá rộng rãi, kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cho các tầng lớp Nhân dân; cổ vũ, động viên tinh thần sáng tạo của Nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng; tổ chức các phong trào cách mạng và phong trào thi đua của quần chúng; đấu tranh chống các thế lực phản động trên mặt trận tuyên truyền, cổ động.

Công tác tuyên truyền lịch sử Đảng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa: Kết quả và một số vấn đề đặt ra

Công tác truyên truyền, cổ động là bộ phận quan trọng, giữ vai trò xung kích trên mặt trận tư tưởng, có nhiệm vụ: Truyền bá rộng rãi, kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước cho các tầng lớp Nhân dân; cổ vũ, động viên tinh thần sáng tạo của Nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng; tổ chức các phong trào cách mạng và phong trào thi đua của quần chúng; đấu tranh chống các thế lực phản động trên mặt trận tuyên truyền, cổ động.

Công tác tuyên truyền lịch sử Đảng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa: Kết quả và một số vấn đề đặt ra

Đồng chí Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát biểu kết luận tại hội nghị thẩm định sách “Địa chí Sầm Sơn”.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định và nêu ra nguyên tắc cốt lõi của công tác tuyên truyền: “Tuyên truyền là đem một việc gì nói để dân hiểu, dân nhớ, dân làm theo. Nói không đạt được mục đích đó là tuyên truyền thất bại”. Người chỉ rõ tuyên truyền là hoạt động mang tính sáng tạo và tính thẩm mỹ, toát lên từ toàn bộ các yếu tố cấu thành hoạt động tuyên truyền: từ nội dung, hình thức, phương tiện cho đến tư tưởng, đạo đức, tình cảm của người tuyên truyền. Người nhấn mạnh: “Chúng ta muốn tuyên truyền quần chúng, phải học cách nói của quần chúng mới lọt tai quần chúng”. Người cũng cho rằng, tất cả những người làm công tác tuyên truyền, trong đó bao gồm cả những người viết báo, viết sách, những người nghệ sĩ và cán bộ, đảng viên “hễ những người có tiếp xúc với dân chúng đều là người tuyên truyền của Đảng”.

Về phương pháp tuyên truyền, Người nhấn mạnh “cần phải chịu thương, chịu khổ, khéo ở, siêng làm…Đến một địa phương nào đó cần phải thăm các cụ phụ lão, các người phụ trách, rồi thăm các nhà đồng bào để gây cảm tình và hiểu biết về địa phương. Dân ở đó sinh hoạt thế nào ta cũng phải sinh hoạt theo họ. Thấy dân làm việc gì, bất kỳ to nhỏ, ta cũng ra tay làm giúp. Thái độ phải mềm mỏng: đối với các cụ già phải cung kính, với anh em, phải khiêm tốn, với phụ nữ, phải nghiêm trang, với nhi đồng, phải thân yêu, với cả mọi người, phải thành khẩn”.

Thực hiện chỉ dẫn của Người, trong những năm qua, được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng trên địa bàn tỉnh được triển khai thực hiện với nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, chuyển tải nội dung lịch sử đến đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh. Cụ thể như: Thông qua phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền tóm tắt lịch sử Đảng bộ huyện; đưa chuyên trang tuyên truyền lịch sử Đảng bộ lên cổng thông tin điện tử của huyện; biên tập riêng chuyên trang về lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng vào bản tin Thông báo nội bộ thường kỳ, tuyên truyền ngày kỷ niệm truyền thống, ngày thành lập Đảng bộ huyện; giáo dục trực quan, bằng phim, ảnh phóng sự, tư liệu, xây dựng giáo án điện tử về lịch sử địa phương và tổ chức cho học viên thăm quan các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ, phòng truyền thống. Nhiều trường học trên địa bàn tỉnh đã tổ chức cho học sinh và giáo viên đạt thành tích cao trong học tập đi báo công tại khu tưởng niệm Bác Hồ và các di tích lịch sử, cách mạng.

Công tác tuyên truyền lịch sử Đảng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa: Kết quả và một số vấn đề đặt ra

Lễ báo công và trao chứng chỉ, khen thưởng cho học viên lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng tại Khu di tích lịch sử thị xã Nghi Sơn - nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên, tiền thân của Đảng bộ thị xã Nghi Sơn.

Ban Tuyên giáo cấp huyện đã chủ động tham mưu cho Ban Thường vụ tổ chức các hoạt động dâng hương, dâng hoa tại các di tích lịch sử cách mạng; hướng dẫn, chỉ đạo đảng ủy xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tổ chức các hoạt động về nguồn, viếng thăm, các di tích lịch sử cách mạng, tượng đài liệt sỹ, chăm sóc người có công, thăm hỏi gia đình thương binh liệt sỹ. Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên tổ chức các buổi nói chuyện truyền thống qua đội ngũ báo cáo viên và những nhân chứng lịch sử cho học sinh tại các nhà trường hoặc tại di tích lịch sử cách mạng nhân các ngày kỷ niệm trọng đại của địa phương, của dân tộc.

Phòng giáo dục cấp huyện đã tổ chức đưa tài liệu ngoại khóa lịch sử, văn hóa của huyện, thị xã, thành phố vào chương trình giáo dục; thực hiện giảng dạy, lồng ghép, tích hợp giảng dạy lịch sử, văn hóa địa phương; tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt chủ đề để giáo dục cho học sinh; chỉ đạo tổ chức các hoạt động tri ân như tổ chức dâng hương, hoa tại các di tích lịch sử, di tích cách mạng.

Trung tâm chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh đã chủ động triển khai giảng dạy chương trình lịch sử, văn hóa địa phương, tổ chức cho học viên các lớp đào tạo, bồi dưỡng đi thực tế; biên soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm về nội dung lịch sử, văn hóa của tỉnh, lịch sử Đảng bộ tỉnh, lịch sử, văn hóa, lịch sử Đảng bộ của các huyện, thị xã, thành phố cho học viên làm bài kiểm tra điều kiện tại các lớp bồi dưỡng; xây dựng giáo án điện tử, video, ảnh tư liệu về lịch sử, văn hóa để trình chiếu lồng ghép ở các lớp học tại Trung tâm chính trị.

Nhiều huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng, trùng tu, tôn tạo, mua sắm trang thiết bị cho Nhà truyền thống của Đảng bộ, đưa Nhà truyền thống trở thành nơi giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử cách mạng cho các tầng lớp nhân dân, như: TP Thanh Hóa, thị xã Nghi Sơn, huyện Quảng Xương, Đông Sơn, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Thọ Xuân... Một số huyện đã tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa về nội dung giáo dục truyền thống lịch sử địa phương cho học sinh phổ thông, như: “Rung chuông vàng” ở huyện Như Thanh, Thiệu Hóa, TP Thanh Hóa... góp phần quan trọng vào việc giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đảng viên, nhân dân, nhất là đoàn viên, thanh niên và học sinh.

Hằng năm, nhiều địa phương đã tham mưu, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử, văn hóa nhân các ngày kỷ niệm lớn của đất nước, địa phương, tiêu biểu như: Huyện Thiệu Hóa phát động cuộc thi “Tìm hiểu 90 năm lịch sử Đảng bộ huyện Thiệu Hóa”; TP Thanh Hóa phát động cuộc thi “Đảng bộ thành phố Thanh Hóa 75 năm phát triển và trưởng thành”..., góp phần giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.

Công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh đã khơi dậy lòng tự hào, ý thức trách nhiệm, phát huy truyền thống cách mạng trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền lịch sử Đảng trên địa bàn tỉnh còn có một số vấn đề đặt ra đó là: Nhận thức của một số cấp ủy, cán bộ quản lý chưa đầy đủ, chưa xác định được đúng tầm quan trọng của việc triển khai thường xuyên, liên tục công tác tuyên truyền lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống. Công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống cách mạng đối với cán bộ, đảng viên và Nhân dân, nhất là đối với thế hệ trẻ sau khi phát hành sách lịch sử Đảng bộ, lịch sử truyền thống ở một số huyện, thị, thành phố chưa được thực hiện bài bản. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng và triển khai thực hiện các hoạt động tuyên truyền nói chung và tuyên truyền lịch sử Đảng nói riêng còn chưa thật chuyên nghiệp; nội dung tuyên truyền phong phú, song vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng.

Để khắc phục những hạn chế nêu trên và nâng cao chất lượng tuyên truyền lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới cần chú trọng một số nội dung sau đây: Tiếp tục tăng cường tuyên truyền, giáo dục lịch sử Đảng đối với các cán bộ, đảng viên và Nhân dân nhất là các thế hệ trẻ bằng những hình thức phong phú, đa dạng và sinh động như: kết hợp học tập với tham quan khu di tích cách mạng; sản xuất các chương trình video clip về lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống, các nhân vật lịch sử với phương trâm dễ hiểu, dễ nhớ; tăng cường các bài viết, bài báo, các cuộc thi trên các trang thông tin điện tử về các ngày lễ lớn, những sự kiện, nhân vật lịch sử của dân tộc, của địa phương, cơ quan mình, ngành mình.

Tùng Anh


Tùng Anh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]