13:10 30/09/2022 GMT+7
(Baothanhhoa.vn) - Ngôi nhà cổ hơn 200 năm tuổi nằm ở thôn Tây Giai, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá, cách cổng Tây Thành Nhà Hồ 200 m, là một trong sáu ngôi nhà cổ ở nước ta được tổ chức Di sản châu Á - Thái Bình Dương bảo tồn.

Ngôi nhà cổ được tổ chức Di sản châu Á - Thái Bình Dương bảo tồn ở xứ Thanh

Ngôi nhà cổ hơn 200 năm tuổi nằm ở thôn Tây Giai, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá, cách cổng Tây Thành Nhà Hồ 200 m, là một trong sáu ngôi nhà cổ ở nước ta được tổ chức Di sản châu Á - Thái Bình Dương bảo tồn.

Video: Nhà cổ Tây Giai qua lời kể của chủ nhân - ông Phạm Ngọc Tùng.

Ngôi nhà cổ được tổ chức Di sản châu Á - Thái Bình Dương bảo tồn ở xứ Thanh

Chủ nhân ngôi nhà cổ hiện nay là ông Phạm Ngọc Tùng, đời thứ 7 dòng họ Phạm. Ông Tùng chia sẻ, ngôi nhà cổ được xây năm 1810, khi đó cụ tổ ông làm quan hàng bát phẩm của triều đình nhà Nguyễn. Ngoài ra ngôi nhà này cũng đã được UNESCO công nhận là “Nhà cổ dân gian Việt Nam”.

Ngôi nhà cổ được tổ chức Di sản châu Á - Thái Bình Dương bảo tồn ở xứ Thanh

Theo lời kể của ông Tùng, khi xây dựng ngôi nhà này, cụ Tổ của ông cho mời những thợ giỏi nhất ở tỉnh Nam Hà cũ (nay thuộc tỉnh Hà Nam) và thợ làng mộc Đạt Tài (nay thuộc huyện Hoằng Hóa) về làm ngôi nhà này.

Ngôi nhà cổ được tổ chức Di sản châu Á - Thái Bình Dương bảo tồn ở xứ Thanh

Nhà được xây dựng chủ yếu bằng gỗ, gồm 29 cột cái, rộng 9,8m, dài 21,5m, cao 5m gồm 7 gian: 3 gian chính và 4 gian phụ, 3 gian giữa là khu thờ và sinh hoạt chung, mái nhà được lợp bởi 16.000 viên ngói vảy cá.

Ngôi nhà cổ được tổ chức Di sản châu Á - Thái Bình Dương bảo tồn ở xứ Thanh

Hầu hết khung nhà, cột, chèo, cửa... đều được làm bằng những loại gỗ quý, trong đó gỗ xoan được sử dụng nhiều nhất bởi có đặc tính nhẹ, ít mối mọt.

Ngôi nhà cổ được tổ chức Di sản châu Á - Thái Bình Dương bảo tồn ở xứ Thanh

Ngôi nhà đặc trưng cho kiến trúc của người Việt xưa, là lối lộn thềm. Tất cả hoa văn chạm trổ rất tinh xảo, khắc họa sinh động tứ linh (long, ly, quy, phượng), tứ quý (tùng, cúc, trúc, mai). Các tay đòn của ngôi nhà bố trí theo kiểu chồng rường kẻ chuyền và chồng rường kẻ bảy...

Ngôi nhà cổ được tổ chức Di sản châu Á - Thái Bình Dương bảo tồn ở xứ Thanh

Mỗi họa tiết hoa văn, hình điêu khắc trên các vì kèo đều có ý nghĩa riêngvà không trùng lặp, luôn đối hướng, đối xứng.

Ngôi nhà cổ được tổ chức Di sản châu Á - Thái Bình Dương bảo tồn ở xứ Thanh

Nhà có 3 cửa chính với 12 cánh. Qua hơn 2 thế kỷ, các cánh cửa vẫn vô cùng chắc chắn. Cửa của ngôi nhà là cửa bức bàn nhiều cánh, có tác dụng điều hòa mở rộng hay đóng hẹp để lấy gió mát hay ánh sáng vào nhà.

Ngôi nhà cổ được tổ chức Di sản châu Á - Thái Bình Dương bảo tồn ở xứ Thanh

Cột nhà được làm bằng những loại gỗ chịu lực tốt như gỗ sến, táu, lát...

Ngôi nhà cổ được tổ chức Di sản châu Á - Thái Bình Dương bảo tồn ở xứ Thanh

Trong ngôi nhà, ông Tùng còn lưu giữ 8 bức câu đối viết bằng chữ Hán. Đây cũng là một phần tạo nên sự cổ kính và thâm nghiêm của ngôi nhà.

Ngôi nhà cổ được tổ chức Di sản châu Á - Thái Bình Dương bảo tồn ở xứ Thanh

Vì là từ đường (nhà thờ họ) nên trong nhà bày nhiều đồ thờ hình long, ly, quy, phượng chạm khắc cầu kỳ.

Ngôi nhà cổ được tổ chức Di sản châu Á - Thái Bình Dương bảo tồn ở xứ Thanh

Ông Tùng cho biết, vào năm 2002 ngôi nhà đã được trùng tu trong suốt 7 tháng. Gạch trong nhà được lật lên, lát lại. Một số tay đòn hư hỏng được thay thế. Tất cả cây cột bị mối mọt ăn trước đó được kiểm tra, chắp vá...

Ngôi nhà cổ được tổ chức Di sản châu Á - Thái Bình Dương bảo tồn ở xứ Thanh

“Việc trùng tu được tiến hành dựa trên nguyên tắc bảo đảm tính nguyên bản, được các chuyên gia Nhật Bản cùng thợ mộc lành nghề làm. Sau ngày trùng tu, theo tính toán, ngôi nhà này co thể tồn tại thêm 100 năm nữa”, ông Tùng cho biết thêm.

Ngôi nhà cổ được tổ chức Di sản châu Á - Thái Bình Dương bảo tồn ở xứ Thanh

Hầu như các du khách đến tham quan Thành Nhà Hồ đều được giới thiệu đến nhà ông Tùng để chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của ngôi nhà.

Tin liên quan:
  • Ngôi nhà cổ được tổ chức Di sản châu Á - Thái Bình Dương bảo tồn ở xứ Thanh
    Thành Nhà Hồ - bản thông điệp vật chất vô giá

    Ngót 3 tháng cho sự ra đời tòa thành đá và hơn 6 thế kỷ cho sự tồn tại một di sản, Thành Nhà Hồ không chỉ là niềm tự hào của người dân xứ Thanh, mà còn là một trong những “gương mặt” đại diện tiêu biểu nhất cho bản sắc văn hóa và tinh hoa trí tuệ người Việt trên “bản đồ văn hóa” nhân loại.

Hoàng Đông


Hoàng Đông

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]