11:40 06/11/2022 GMT+7
(Baothanhhoa.vn) - Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra vào ngày 24-10-1917 (theo lịch Julius) do Đảng Cộng sản Nga đứng đầu là V.I.Lênin lãnh đạo và thành công vào ngày 25-10-1917 (theo lịch Julius), tức ngày 7-11-1917 (theo lịch Gregory). Cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại đến nay đã trải qua 105 năm với nhiều thăng trầm của thời đại, nhưng nó đã để lại cho các đảng cộng sản và phong trào công nhân thế giới nhiều bài học vô giá, trong đó có bài học “một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự vệ”[1].

KỶ NIỆM 105 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA (7-11-1917 - 7-11-2022)

Kinh nghiệm “Cách mạng phải biết tự bảo vệ” rút ra từ Cách mạng Tháng Mười Nga - kim chỉ nam cho công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay

Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra vào ngày 24-10-1917 (theo lịch Julius) do Đảng Cộng sản Nga đứng đầu là V.I.Lênin lãnh đạo và thành công vào ngày 25-10-1917 (theo lịch Julius), tức ngày 7-11-1917 (theo lịch Gregory). Cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại đến nay đã trải qua 105 năm với nhiều thăng trầm của thời đại, nhưng nó đã để lại cho các đảng cộng sản và phong trào công nhân thế giới nhiều bài học vô giá, trong đó có bài học “một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự vệ”[1].

Kinh nghiệm “Cách mạng phải biết tự bảo vệ” rút ra từ Cách mạng Tháng Mười Nga - kim chỉ nam cho công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay

V.I.Lênin. (Ảnh: Nguồn quanlynhanuoc.vn)

Đây là một luận điểm nổi tiếng của V.I.Lênin đồng thời còn là bài học thực tiễn sống động và sâu sắc, ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.

Ngay sau khi Cách mạng Tháng Mười thành công, 14 nước đế quốc câu kết với các thế lực phản động trong nước âm mưu gây chiến tranh xâm lược hòng xóa bỏ thành quả vĩ đại của cuộc cách mạng là Nhà nước Xô-Viết (một kiểu Nhà nước mới lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử - Nhà nước của giai cấp công nhân và Nhân dân lao động - Nhà nước vô sản).

Tình hình đó đặt ra yêu cầu cấp bách đối với Đảng Bôn-sê-vích Nga và Nhà nước Xô-Viết phải sẵn sàng chuẩn bị mọi mặt để bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng. V.I.Lênin đã chỉ rõ “Không cầm vũ khí bảo vệ nước cộng hòa XHCN thì chúng ta không thể tồn tại được... Nhưng giai cấp bị trị phải chứng minh trên thực tế rằng họ không chỉ có khả năng lật đổ bọn bóc lột, mà còn có khả năng tự tổ chức, huy động hết thảy để tự bảo vệ lấy mình”[2].

Kinh nghiệm “Cách mạng phải biết tự bảo vệ” rút ra từ Cách mạng Tháng Mười Nga - kim chỉ nam cho công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nayNguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp lần thứ XVIII họp ở Thành phố Tours tháng 12 năm 1920. (Ảnh tư liệu)

Muốn bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng cần phải tăng cường tiềm lực quốc phòng, Người nhấn mạnh “Muốn bảo vệ chính quyền của công nông... chúng ta phải có Hồng quân mạnh mẽ... có Hồng quân mạnh, chúng ta sẽ vô địch”[3]. Với tinh thần đó, ngày 15-1-1918 V.I.Lênin đã ký Sắc lệnh thành lập Hồng quân và Hải quân công nông - một quân đội chính quy kiểu mới đầu tiên của giai cấp vô sản trên thế giới.

Để có được một quân đội mạnh, V.I.Lênin đề cao công tác Đảng, công tác tư tưởng chính trị trong quân đội. Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện đối với quân đội. Do đó chỉ trong một thời gian ngắn, từ chỗ chỉ có khoảng 30 vạn quân, đến cuối năm 1918 đã tăng lên hơn một triệu người. Đây là những cơ sở, nền tảng tạo nên sức mạnh quân sự, quốc phòng của đất nước Xô-Viết, bảo vệ vững chắc thành quả của cuộc Cách mạng Tháng Mười vĩ đại, góp phần là hạt nhân của chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong thế chiến thứ hai.

Kinh nghiệm “Cách mạng phải biết tự bảo vệ” rút ra từ Cách mạng Tháng Mười Nga - kim chỉ nam cho công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nayLãnh tụ V. I. Lênin tuyên bố thành lập chính quyền Xô Viết tại Đại hội Xô Viết ngày 7-11-1917 ở điện Smolny, ngay sau khi chiếm Cung điện mùa Đông. Ảnh tư liệu

Ngày nay, sau sự kiện “động đất chính trị” - Liên bang cộng hòa XHCN Xô-Viết (Liên Xô) sụp đổ 1991 - phong trào cộng sản và công nhân quốc tế lâm vào thoái trào. Trật tự thế giới thay đổi. Chủ nghĩa tư bản không còn đối trọng. Các thế lực tư bản, đế quốc câu kết với các lực lượng phản động tập trung nguồn lực chống phá chế độ XHCN còn sót lại ở một số ít quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Sau 37 năm, công cuộc đổi mới đất nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã thu được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, đúng như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhận định “Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 189 trong số 193 quốc gia thành viên Liên hợp quốc; thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và toàn diện với hơn 30 nước; có quan hệ thương mại với hơn 50 đối tác. Những năm qua, công cuộc hội nhập và phát huy vai trò quốc tế của Việt Nam được các nước đánh giá rất cao, đặc biệt rõ rệt từ khi Việt Nam là nước chủ nhà APEC 2017, Chủ tịch ASEAN 2020, Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Và vừa rồi vào ngày 11-10-2022 Việt Nam đã vinh dự được bầu là thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025.

Tuy nhiên, hoạt động chống phá của các thế lực phản động, thù địch ngày càng tinh vi, diễn biến phức tạp và quyết liệt.

Với tình hình đó đặt ra nhiệm vụ chính trị vừa lâu dài, có ý nghĩa chiến lược, vừa cấp bách, thường xuyên đối với toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta là bảo vệ Đảng, bảo vệ vững chắc chế độ XHCN, bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ công cuộc đổi mới, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.

Kinh nghiệm “Cách mạng phải biết tự bảo vệ” rút ra từ Cách mạng Tháng Mười Nga - kim chỉ nam cho công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị to lớn, toàn diện đó Đảng ta đã chú trọng tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh Nhân dân, từng bước xây dựng lực lượng quân đội, công an Nhân dân chính quy, hiện đại dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng, có kế sách ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh từ sớm, từ xa như Nghị quyết Đại hội XIII đã đề ra. Mặt khác tăng cường công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên mặt trận tư tưởng, chính trị; tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phòng, chống tham ô, tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Đây có thể nói là sự kế thừa, thấu triệt, vận dụng sáng tạo những giá trị lý luận khoa học, cách mạng của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là bài học “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự vệ” của V.I.Lênin.

Kỷ niệm 105 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (1917-2022) vĩ đại là dịp để chúng ta cùng nhận thức lại giá trị và ý nghĩa lịch sử to lớn từ kinh nghiệm “Một cuộc cách mạng chỉ có giá trị khi nào nó biết tự vệ” được đúc rút qua Cách mạng Tháng Mười Nga. Đồng thời, trong công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, xây dựng quân đội, công an hiện nay cần nhận thức đầy đủ và quán triệt sâu sắc luận điểm nêu trên của Lênin, đó là nguyên tắc bất biến trong bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN, hướng đến mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Th.S Bùi Thị Thu

Trưởng khoa Lý luận cơ sở, Trường Chính trị tỉnh

[1] V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va,1977, tập 37. tr145.

[2] V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va,1978, tập 38. tr165-166.

[3] V.L.Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va,1979, tập 39. tr175-176.



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]